giáo án lớp 2 tuần 1 chân trời sáng tạo
giáo án lớp 2 tuần 1 chân trời sáng tạo nguyên cả tuần.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Hoạt động giáo dục: Sinh hoạt dưới cờ Lớp: 2/…
Tên bài học: Tham gia lễ khai giảng Số tiết: 1 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……
– Học sinh được tham gia và làm quen với một số điều em thích trong lễ khai giảng.
a. Năng lực:
– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
b. Phẩm chất:
– Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt.
2. Đồ dùng dạy học:
– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
– GV tổ chức cho HS tham gia Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường. | – HS tham gia lễ khai giảng. |
– GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong buổi lễ khai giảng năm học mới, chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình. |
– HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe. – HS về chia sẻ với người thân về ấn tượng buổi khai giảng. |
– GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn tiết mục văn nghệ chào mừng các em HS lớp 1 như đã luyện tập trước đó. | – Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn. |
– GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong. | – Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình. |
– GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh. | – HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc. |
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Phân môn Tập đọc Lớp: 2/…
Tên bài học: Bé Mai đã lớn (tiết 1) Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……
1. Yêu cầu cần đạt:
– Nói được với bạn một việc nhà mà em đã làm.
– Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.
– Phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện.
– Hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ.
– Biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà.
– Kể được tên một số việc em đã làm ở nhà và ở trường.
a. Năng lực:
– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Phẩm chất:
– Tích cực tham gia các công việc ở nhà và ở trường.
– Bồi dưỡng tình yêu trường gia đình, tính chăm chỉ, tự giác khi ở nhà.
2. Đồ dùng dạy học:
a. GV:
– SGV, SGK.
– Bảng phụ ghi đoạn từ: Sau đó … Y như mẹ quét vậy.
b. Học sinh: SGK.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Khởi động: |
|
– Tổ chức cho HS hát vui (chọn bài liên quan đến chủ đề). | – HS ổn định và hát đúng bài hát. |
– Yêu cầu HS mở sách. | – HS mở sách trang 10. |
– GV giới thiệu tên chủ điểm: Em đã lớn hơn. | – HS nghe. |
_ Chủ đề gồm những bài học hướng đến bồi dưỡng cho các em sự nhân ái, chăm chỉ và trách nhiệm. Giúp các em nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm lớp Một. Các em sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình bằng việc tham gia những việc làm vừa sức; bước đầu biết quý trọng thời gian, lập thời gian biểu và làm mọi việc theo thời gian biểu. | |
– Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một việc nhà em đã làm: tên việc, thời gian làm việc,… | – HS chia sẻ trong nhóm. |
_ GV giới thiệu bài mới: Năm nay các em đã lên lớp 2, đã lớn hơn rất nhiều so với khi các em học lớp 1. Khi ở trường, các em đã biết đọc, biết viết, có thêm được nhiều bạn mới. Khi ở nhà, các em cũng đã người lớn hơn, ra dáng các anh chị khi biết trông em cho mẹ, biết quét nhà, quét sân, giúp mẹ nhặt rau,… Những việc làm đó của các em rất đáng khen ngợi. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học đầu tiên: Bé Mai đã lớn, để xem bạn Mai có đáng khen như chúng ta không. | – HS nghe. |
– GV ghi tựa bài: Bé Mai đã lớn. | – HS nhắc lại tựa bài. |
2. Hình thành kiến thức mới: |