giáo án lớp 2 tuần 2 chân trời sáng tạo
giáo án lớp 2 tuần 2 chân trời sáng tạo nguyên cả tuần.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Hoạt động giáo dục: Sinh hoạt dưới cờ Lớp: 2/…
Tên bài học: Tham gia học tập nội quy nhà trường Số tiết: 1 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……
1. Yêu cầu cần đạt:
– Học sinh được tham gia học tập nội quy nhà trường.
a. Năng lực:
– Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.
b. Phẩm chất:
– Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt.
2. Đồ dùng dạy học:
– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Chào cờ: | |
– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu: + Ổn định tổ chức. + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ + Đứng nghiêm trang + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ. + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường. |
– HS điều khiển lễ chào cờ. |
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: | |
– TPT mời Lớp trực tuần nhận xét thi đua. | – Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. |
– TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. | – HS nghe. |
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: Tham gia học tập nội quy nhà trường. | |
– GV phối hợp với thầy/cô TPT tổ chức cho HS nghe và thực hiện việc rèn luyện nội quy của nhà trường. | – HS nghe các nội quy của nhà trường. |
– GV nhắc nhở HS ghi nhớ và tuân thủ nội quy mà nhà trường đã đề ra. – TPT cho HS các lớp kí cam kết thực hiện nội quy trường lớp. |
– HS tiếp thu lời nhắc nhở, tuân thủ các nội quy mà nhà trường đề ra và kí cam kết. |
– Lớp trực tuần biểu diễn văn nghệ. |
– Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn. – Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình. |
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Phân môn Tập đọc Lớp: 2/…
Tên bài học: Ngày hôm qua đâu rồi? (tiết 1) Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……
1. Yêu cầu cần đạt:
– Biết xem lịch và nói được ích lợi của lịch.
– Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.
– Phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện.
– Hiểu nội dung bài đọc: Chúng ta cần làm những việc có ích để không lãng phí thời gian.
– Biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học hành, không để lãng phí thời gian.
– Tìm được 3 – 5 từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có trong bài thơ.
a. Năng lực:
– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Phẩm chất:
– Bồi dưỡng sự chăm chỉ, tính tự giác, trách nhiệm với những việc làm của mình.
2. Đồ dùng dạy học:
a. GV:
– SGV, SGK.
– Tờ lịch ngày hôm trước buổi học.
– Bảng phụ ghi hai khổ thơ đầu.
b. Học sinh: SGK.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: | |
● Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. | |
● Cách tiến hành: | |
– Tổ chức cho HS hát vui (chọn bài liên quan đến chủ đề). | – HS ổn định và hát đúng bài hát. |
– GV cho SH quan sát hình ảnh tờ lịch, hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Đọc các nội dung trên tờ lịch.
+ Chúng ta cần lịch để làm gì? |
– HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
+ Nội dung trên tờ lịch: Thứ 7 ngày 25 tháng 9 năm 2021; ngày 19 tháng 8 năm 2021. + Chúng ta cần lịch để: xem thứ, ngày, tháng âm lịch và dương lịch. |
– Gọi HS trình bày. | – HS trình bày. |
_ GV giới thiệu bài mới: Trong gia đình của chúng ta, đều có những tờ lịch treo tường như hình ảnh vừa quan sát. Tờ lịch có rất nhiều ích lợi. Nhìn vào tờ lịch, chúng ta có thể biết được rất nhiều việc mà các em đã làm được và chưa làm được của ngày hôm qua. Thời gian đã trôi đi thì không trở lại. Nhưng muốn thời gian ở lại, mọi người, mọi vật đều phải cố gắng làm việc hằng ngày. Một bạn nhỏ đã hỏi bố một câu hỏi rất ngộ nghĩnh: Ngày hôm qua đâu rồi? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? sẽ tìm được câu trả lời thú vị. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Ngày hôm qua đâu rồi? | – HS nghe. |
– GV ghi tựa bài: Ngày hôm qua đâu rồi? | – HS nhắc lại tựa bài. |
2. Khám phá và luyện tập: |
a. Luyện đọc thành tiếng: |
|
● Mục tiêu: HS đọc bài thơ Ngày hôm quan đâu rồi? SHS trang 18, 19 với trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện. | |
● Cách tiến hành: | |
– Đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng bạn nhỏ thể hiện sự ngạc nhiên; giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ân cần). | – Nghe đọc. |
– Hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: tỏa hương, ước mong. | – Nghe và tiếp nối nhau đọc. |
– Hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ. | – Nghe và tiếp nối nhau đọc. |
– Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm. | – Tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ. |
+ Bài này được chia làm mấy khổ thơ?
– Nhận xét, tuyên dương. |
+ Bài này được chia làm 4 khổ thơ. ◦ Khổ 1: Em cầm … bố cười. ◦ Khổ 2: Ngày hôm … toả hương. ◦ Khổ 3: Ngày hôm … ước mong. ◦ Khổ 4: Ngày hôm … vẫn còn. |
– Tổ chức HS đọc nối tếp, luân phiên từng đoạn theo nhóm. | – Luyện đọc. |
– Gọi 4 HS đọc nối tiếp khổ thơ. | – Đọc bài. |
Giáo án lớp 2 tuần 2 chân trời sáng tạo nguyên cả tuần.