Vương Hi Chi ăn mực: Hứng thú và sở thích là liều thuốc kích thích tốt nhất, Vương Hi Chi thích thư pháp; nên ông đã quyết tâm luyện thư pháp cho đến khi thành tài. Các bạn nhỏ cũng nên nhanh nhanh tìm ra sở thích của mình; nổ lực theo đuổi nó nhé, nhất định các bạn sẽ thành công.
VƯƠNG HI CHI ĂN MỰC
Thời Đông Tấn có một nhà thư pháp vô cùng nổi tiếng là Vương Hi Chi; ngay từ nhỏ ông đã rất đam mê với bộ môn nghệ thuật này. Ngày nào ông cũng luyện viết chữ, nhờ vào sự kiên trì rèn luyện, trình độ thư pháp của ông tiến bộ rất nhanh. Ông đã dùng hết không biết bao nhiêu lọ mực, viết nát không biết bao nhiêu cây bút lông. Hàng ngày sau khi luyện thư pháp xong, ông lại mang bút ra ao rửa; lâu ngày nước trong ao biến thành màu đen, mọi người gọi đó là “ao mực”.
Một lần, ông ngồi trong thư phòng tập trung luyện chữ đến nỗi quên cả ăn cơm. Mẹ phải nhờ người hầu đưa cơm đến cho ông. Cơm hôm đó có bánh bao và tỏi nghiền, món mà ông thích nhất.
Thì ra do vừa ăn vừa viết chữ, nên ông đã nhầm nghiên mực với bát tỏi nghiền, cứ thế chấm bánh bao ăn, khiến mồm đen ngòm.
Mãi đến khi thấy mẹ cười, ông mới giật mình nhận ra. Vương Hi Chi nhầm mực với tỏi nghiền! Ông cười phá lên, nhưng ông không hề xấu hổ, trái lại, cảm thấy rất vui và thú vị với sự nhầm lẫn của mình.
Một lần, người vợ vì lo lắng cho sức khỏe của ông nên đã khuyên ông rằng:
“Chàng hãy giữ gìn sức khỏe! Chàng viết chữ đã rất đẹp rồi, sao còn phải khổ luyện như thế làm gì?”
Vương Hi Chi từ tốn nói:
“Chữ của ta có thể đã được coi là đẹp, nhưng chủ yếu đều là học cách viết của các vị tiền bối. Ta muốn có cách viết của riêng mình, muốn vậy phải khổ luyện mới thành được.”
Sau này, Vương Hi Chi trở thành một nhà thư pháp rất nổi tiếng, người đời dùng cụm từ “bồng bềnh như mây, rồng bay phượng múa” để miêu tả nét chữ của ông.