Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng? Theo anh/chị, làm thế nào để thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường Tiểu học
Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng? Theo anh/chị, làm thế nào để thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường Tiểu học
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng?
Hoạt động nghiên cứu khoa học chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhất là môi trường nghiên cứu, các cơ chế chính sách về nghiên cứu và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Trong gần 20 năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ở nước ta có một số thuận lợi cơ bản.
– Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) năm 1996 của Đảng xác định việc phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đó là thuận lợi lớn mở đường cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ở nước ta nói chung và khoa học giáo dục nói riêng được quan tâm đầu tư và đẩy mạnh.
– Luật Khoa học và Công nghệ được Quốc hội thông qua và ban hành năm 2013 đã góp phần to lớn cho việc hình thành môi trường pháp lý nhằm phát triển các cơ chế chính sách thúc đẩy, khuyến khích nghiên cứu khoa học.
– Công tác nghiên cứu khoa học giáo dục được mở rộng trong ngành từ đại học cho đến các trường phổ thông. Nghiên cứu khoa học đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên các trường trung cấp. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là nhiệm vụ thường xuyên của giáo viên các cấp học trong trường phổ thông và được đưa vào tổ chức quản lý trong nhà trường tư thục. Ngoài ra học sinh phổ thông (từ cấp Trung học cơ sở trở lên) còn được hướng dẫn và khuyến khích thực hiện các chương trình trải nghiệm khoa học kỹ thuật với các hội thi toàn quốc tổ chức hàng năm.
Những khó khăn, hạn chế.
– Số lượng công trình khoa học Việt Nam được công bố trên các tạp san quốc tế còn rất khiêm tốn.
– Việt Nam có khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ, 100.000 thạc sĩ nhưng số lượng công trình khoa học chưa tương xứng.
– Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam lo làm lãnh đạo hơn là làm khoa học.
– Nhiều giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng và hầu hết giáo viên các trường trung cấp thường xuyên chuyển đổi công trình nghiên cứu khoa học hàng năm thay bằng giờ giảng dạy.
– Việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở các trường phổ thông còn nhiều yếu kém, phần lớn các nghiên cứu chỉ ở dạng cải tiến phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý nhưng cũng còn nhiều đề tài của giáo viên phổ thông là nhằm đối phó với công tác thi đua, khen thưởng nên chất lượng, hiệu quả không cao.
– Tình trạng đề tài sau khi nghiệm thu không tổ chức ứng dụng được, bị bỏ vào ngăn tủ còn khá phổ biến. Nhiều trường họp các đề tài được tiến hành nghiệm thu khá dễ dãi nên đề tài giá trị không cao, bị đánh giá thấp.
– Nhiều giáo viên THPT than phiền: Hội họp, sổ sách của giáo viên THPT hiện nay quá nhiều không có đủ thời gian để tự học, tự nghiên cứu…Nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều giáo viên xứng đáng là nhà giáo ưu tú nhưng vì không có công trình nghiên cứu nên không đạt. Một số tỉnh không có nhà giáo nhân dân trong hàng chục năm liền. Có trường tư thục THPT có nhiều giáo viên có trình độ thạc sĩ nhưng số thạc sĩ có công trình nghiên cứu chưa tới 10% bình quân hàng năm.
2. Theo anh/chị, làm thế nào để thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường Tiểu học?
Để thực hiện có hiệu quả hoạt động NCKHSPUD ở trường tiểu học, cần phải có sự quan tâm và hỗ trợ của rất nhiều phía, cũng như sự cố gắng của bản thân GV tham gia hoạt động NCKHSPUD.
– Đối với phòng GD – ĐT:
+ Cần liên kết, phối hợp với trường đại học, các chuyên gia để bồi dưỡng chuyên đề NCKHSPUD cho GV tiểu học.
+ Khuyến khích, động viên GV thực hiện NCKHSPUD bằng hình thức tạo điều kiện về thời gian, khen thưởng, hỗ trợ kinh phí khi GV đăng kí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
– Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
+ Hiệu trưởng ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo hoạt động NCKHSPUD & SKKN bao gồm Trưởng ban (HT, các Phó trưởng ban (Chủ tịch Công đoàn, Phó HT), các tổ trưởng chuyên môn và một số GV có kiến thức, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu…
+ Lập Hồ sơ đăng ký NCKHSPUD để GV đăng kí tên đề tài thực hiện trong năm học.
+ Thành lập hội đồng khoa học xét duyệt. Ban giám hiệu phải xây dựng được hệ thống các tiêu chí, chấm điểm và cách xét duyệt NCKHSPUD, phân công xét duyệt. Sau đó họp hội đồng xét duyệt thống nhất kết quả để đảm bảo sự công tâm. Cuối cùng, họp Hội đồng sư phạm ra quyết định cuối cùng.
– Đối với GV tiểu học:
+ Cần phải tự đổi mới tư duy trong hoạt động dạy học; xem hoạt động NCKHSPUD là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình dạy học đối với bản thân mỗi GV. Việc nghiên cứu khoa học giúp cho GV tự điều chỉnh bản thân về thái độ, hành vi, phương pháp, hình thức tổ chức lớp học… nhằm hướng tới mục tiêu và chất lượng giáo dục, đào tạo tiểu học.
+ Quản lí tốt vấn đề tự học của HS, biết cách kích thích HS tích cực học tập. Qua đó, GV sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng để thực hiện NCKHSPUD.