Trình bày các mạch nội dung và yêu cầu cần đạt của Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học
Trình bày các mạch nội dung và yêu cầu cần đạt của Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học
Các mạch nội dung và yêu cầu cần đạt của Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học như sau:
1. Phẩm chất:
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể.
2. Năng Lực:
a. Năng lực thích ứng với cuộc sống:
– Tự quyết định được một số vấn đề có liên quan đến bản thân trong cuộc sống; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, trường, cộng đồng.
– Vận dụng linh hoạt những hiểu biết về quyền và nhu cầu chính đáng của cá nhân để tự bảo vệ mình, thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ trong các tình huống.
– Điều chỉnh được cảm xúc, hành vi của bản thân để thích ứng được với sự đa dạng và biến đổi của cuộc sống; giao tiếp hiệu quả trong những tình huống giao tiếp đa dạng.
– Chủ động và tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ.
– Biết làm chủ các mối quan hệ trong cuộc sống thực cũng như trong môi trường giao tiếp ảo, đặc biệt là qua Internet phân tích và lựa chọn được con đường phát triển của bản thân.
– Tìm được động lực cho bản thân trong hoạt động và biết lôi cuốn mọi người cùng tham gia hoạt động hướng tới mục tiêu chung.
– Chủ động chuẩn bị bước vào môi trường học tập nghề nghiệp hoặc tham gia cuộc sống lao động với những yêu cầu cao hơn, đa dạng hơn.
b. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động:
– Đề xuất được các mục tiêu hoạt động đáp ứng nhu cầu của cá nhân và tập thể và chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đặt ra.
– Tuân thủ quy định, kỷ luật của nhóm, tập thể, cộng đồng khi tham gia hoạt động, làm tròn trách nhiệm được giao và hỗ trợ, giúp đỡ những người cùng tham gia hoạt động.
– Đánh giá được hiệu quả, giá trị của hoạt động; tự đánh giá kết quả rèn luyện và sự trưởng thành của bản thân, điều chỉnh bản thân phù hợp với yêu cầu hoạt động.
– Đánh giá được một cách khách quan, công bằng sự đóng góp và tiến bộ của bạn trong hoạt động và chân thành góp ý về những điều bạn cần hoàn thiện.
– Giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh, quản lí được các yếu tố bất thường trong hoạt động và trong các mối quan hệ.
– Tổ chức, điều hành hoạt động nhóm hiệu quả và tạo được động lực cho mọi người.
– Đề xuất được các giải pháp khác nhau cho những vấn đề đặt ra, thực hiện được giải pháp giải quyết vấn đề một cách phù hợp, có căn cứ khoa học, đánh giá được hiệu quả của các giải pháp, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
c. Năng lực định hướng nghề nghiệp:
– Giới thiệu được một số công việc/nghề truyền thống ở địa phương và/hoặc một số nghề phổ biến ở Việt Nam.
– Chỉ ra được vai trò kinh tế đối với xã hội của một số nghề/nhóm nghề.
– Chỉ ra được một số điểm mạnh và điểm yếu, sở thích, khả năng có liên quan đến nghề nào đó và bước đầu có ý thức rèn luyện một số năng lực và phẩm chất cần có của người lao động.
– Phân tích được các chương trình học, các cơ sở đào tạo… liên quan đến nghề nghiệp tương lai.
– Lựa chọn được hướng đi phù hợp cho bản thân khi kết thúc giáo dục phổ thông và lập được kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp với hướng đi đã chọn.
– Xác định được con đường phát triển nghề nghiệp của bản thân.