giáo án lớp 3 tuần 16 chân trời sáng tạo

giáo án lớp 3 tuần 16 chân trời sáng tạo

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

         Hoạt động giáo dục: Sinh hoạt dưới cờ                                                        Lớp: 3/…

         Tên bài học: Chào mừng ngày thảnh lập Quân đội Nhân dân Việt Nam     Số tiết: 1 tiết

         Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 1. Yêu cầu cần đạt:

– Học sinh được tham gia giao lưu chào mừng ngày thảnh lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

­a. Năng lực:

– Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.

b. Phẩm chất:

– Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt.

– Phẩm chất nhân ái: Yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Đồ dùng dạy học:

– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Chào cờ: (15 phút)  

– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ.

+ Đứng nghiêm trang.

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca.

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
– HS điều khiển lễ chào cờ.
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: (7 phút)  
– TPT mời Lớp trực tuần nhận xét thi đua. – Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
– TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. – HS nghe.
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: (15 phút) Chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.  
– Ổn định tổ chức lớp và quản lí HS khi Tổng phụ trách Đội tổ chức nghi lễ chào cờ và thông báo chương trình kỉ niệm. – HS tham gia buổi lễ chào cờ.

Hỗ trợ tổ chức cho HS tham gia chào mừng ngày thành lập QĐNDVN 22-12 theo kế hoạch nhà trường.

+ Cho HS xem tranh về chủ đề “Chú bộ đội bảo vệ quê hương”.

+ Tập các động tác đội hình, đội ngũ.

– Thi gấp chăn màn, quần áo.

+ Tham gia thử thách “Em tập làm chú bộ đội”.

– Tham gia hoạt động.

– Sau khi về lớp, GV mời một số HS chia sẻ bức tranh em ấn tượng nhất trong buổi triển lãm. – Chia sẻ bức tranh em ấn tượng nhất trong buổi triển lãm.
– GV tổng kết hoạt động.  

4. Điều chỉnh sau bài dạy: ……………………..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

                 Môn học: Tiếng Việt                                        Lớp: 3/…

                 Chủ điểm: Mái ấm gia đình

                 Tên bài học: Ông ngoại                                    Số tiết: 4 tiết

                 Tiết 1 (đọc): Ông ngoại

                 Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 1. Yêu cầu cần đạt:

– Nói về hoạt động của người trong tranh; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài đọc và tranh minh họa.

– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp.

– Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

– Hiểu được nội dung bài: Ông ngoại là người thương yêu, luôn chăm lo, chỉ bảo mọi điều cho bạn nhỏ những ngày chuẩn bị vào lớp Một.

­a. Năng lực:

– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b.­ Phẩm chất:

– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

2. Đồ dùng dạy học:

­a. GV:

– SGV, SGK.

– Tranh ảnh, video clip người thân giúp con em học tập, cùng các em vui chơi,… (nếu có).

b.­ Học sinh: SGK.

­c. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, chia sẻ nhóm đôi.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: