giáo án lớp 3 tuần 22 chân trời sáng tạo

giáo án lớp 3 tuần 22 chân trời sáng tạo

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Hoạt động giáo dục: Sinh hoạt dưới cờ                                   Lớp: 3/…

Tên bài học: Tham gia hoạt động “Gọn – Nhanh – Khéo”      Số tiết: 1 tiết

Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 

1. Yêu cầu cần đạt:

– Học sinh được tham gia hoạt động “Gọn – Nhanh – Khéo”.

a.­ Năng lực:

– Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.

­b. Phẩm chất:

– Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt.

– Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, tôn trọng các sở thích riêng của bạn.

2. Đồ dùng dạy học:

– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ: (15 phút)  

– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ.

+ Đứng nghiêm trang.

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca.

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
– HS điều khiển lễ chào cờ.
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: (7 phút)  

– TPT mời Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

– Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.

– TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. – HS nghe.
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: (15 phút) Tham gia hoạt động “Gọn – Nhanh – Khéo”.  
– Tổ chức cho HS nghe hướng dẫn cách tham gia hoạt động “Gọn – Nhanh – Khéo” theo kế hoạch của Nhà trường. Hoạt động “Gọn – Nhanh – Khéo” tổ chức theo hình thức trò chơi “Tiếp sức”. – HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

– Tổng phụ trách Đội yêu cầu mỗi khối lớp cử ra các bạn chơi và phổ biến luật chơi:

+ GV chia HS thành 4 đội (mỗi đội gồm 10 – 12 HS), GV cử khoảng 6 bạn đứng vào vị trí kiểm tra các chặng chơi, hỗ trợ mang thiết bị về vạch xuất phát và 1 bạn làm quản trò.

+ Đầu mỗi chặng có đặt dụng cụ để các em bắt đầu xuất phát:

° Chặng 1: bao bố.

° Chặng 2: bóng nhựa.

° Chặng 3: rổ đựng bóng nhựa.

– Lắng nghe và thực hiện theo.

 

+ Mỗi đội cử ra 4 bạn đứng chơi ở chặng 2, các bạn còn lại xếp thành 1 hàng ở chặng 1, bạn đầu hàng mặc bao bố. Khi quản trò thổi còi ra hiệu lệnh bắt đầu trò chơi thì các bạn đầu hàng ở chặng 1 sẽ nhảy bao bố đến chặng 2, đập tay vào bạn bao bố đứng ở chặng 2. Bạn ở chặng 1 sau khi đập tay với bạn ở chặng 2 sẽ cầm bao bố chạy về đưa cho bạn tiếp theo ở vạch xuất phát chặng 1. Bạn ở chặng 2 sẽ ôm bóng, di chuyển bóng về đích ở chặng 3 ném bóng vào rổ. Sau đó, bạn chặng 2 chạy quay về chặng 2 lấy bóng từ các bạn hỗ trợ và chờ bạn tiếp theo ở chặng 1 để đập tay và tiếp tục chơi.
+ Trong thời gian 10 phút, đội nào di chuyển đúng và ném được số bóng vào rổ nhiều nhất sẽ chiến thắng.
 
* Lưu ý: Tùy vào năng lực của HS mà GV có thể thay đổi các hình thức chơi: kẹp bóng vào đùi để di chuyển,…  
Tổng phụ trách phối hợp với GV chủ nhiệm các lớp tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” để thực hiện hoạt động “Gọn – nhanh – khéo”. – HS tham gia trò chơi.
Tổng phụ trách tổng kết trò chơi, yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia trò chơi. – Cảm xúc khi tham gia trò chơi: vui vẻ, tự tin, hào hứng,…
– GV tổng kết hoạt động.  

4. Điều chỉnh sau bài dạy: …………………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn học: Tiếng Việt                               Lớp: 3/…

Chủ điểm: Nghệ sĩ tí hon

Tên bài học: Nghệ nhân Bát Tràng         Số tiết: 4 tiết

Tiết 1 (đọc): Nghệ nhân Bát Tràng

Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 

1. Yêu cầu cần đạt:

– Chia sẻ được về một nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa.

– Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

– Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Bát Tràng đã làm ra những sản phẩm gốm độc đáo.

­a. Năng lực:

– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.