giáo án lớp 1 tuần 28 chân trời sáng tạo
giáo án lớp 1 tuần 28 chân trời sáng tạo
NGÀY | BUỔI | TIẾT | MÔN | BÀI |
……. | SÁNG |
1 2 3 4 |
HĐTN Tiếng Việt Anh Văn Tiếng Việt |
Hoạt cảnh khi em gặp người quen. Câu chuyện về giấy kẻ (tiết 1) Câu chuyện về giấy kẻ (tiết 2) |
CHIỀU |
1 2 3 |
Mỹ thuật Tiếng Việt Tiếng Việt |
Câu chuyện về giấy kẻ (tiết 3) Câu chuyện về giấy kẻ (tiết 4) |
|
Thứ 3 ……. |
SÁNG |
1 2 3 4 |
Toán Thể dục Tiếng Việt Tiếng Việt |
Em làm được những gì (tiết 1).
Trong chiếc cặp của em (tiết 1) Trong chiếc cặp của em (tiết 2) |
CHIỀU |
1 2 3 |
TN-XH TC TC |
Em vận động và nghỉ ngơi (tiết 2) Bài do GV chọn Bài do GV chọn |
|
Thứ 4 ……. |
SÁNG |
1 2 3 4 |
Tiếng Việt Tiếng Việt Toán Đạo đức |
Những điều cần biết về bút chì (tiết 1) Những điều cần biết về bút chì (tiết 2) Em làm được những gì (tiết 2). Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt (Tiết 2) |
CHIỀU |
1 2 3 |
Tiếng Việt Tiếng Việt TC |
Những điều cần biết về bút chì (tiết 3) Những điều cần biết về bút chì (tiết 4) Bài do GV chọn |
|
Thứ 5 ……. |
SÁNG |
1 2 3 4 |
Tiếng Việt Thể dục Toán Âm nhạc |
Thực hành.
Các ngày trong tuần.
|
CHIỀU |
1 2 3 |
TC TC HĐTN |
Bài do GV chọn Bài do GV chọn Văn minh nơi công cộng. |
|
Thứ 6 ……. |
SÁNG |
1 2 3 4 |
Anh văn Tiếng Việt TN-XH HĐTN |
Kể chuyện: Ai quan trong nhất. Em biết tự bảo vệ (tiết 1) Ứng xử nơi công cộng. |
CHIỀU |
Thứ hai ngày …… tháng …… năm ……
HĐTN
HOẠT CẢNH KHI EM GẶP NGƯỜI QUEN
A. Mục tiêu:
– HS nhận biết cách ứng xử với những người xung quanh.
– Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.
B. Chuẩn bị:
– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
C. Các hoạt động tiến hành:
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. Chào cờ: |
|
– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: + Ổn định tổ chức. + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ + Đứng nghiêm trang + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ. + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường. |
– HS điều khiển lễ chào cờ. |
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: | |
– TPT hoặc đại diện BGH nhận xét hoạt động của trường trong tuần qua. | – HS nghe. |
– TPT hoặc đại diện BGH đưa ra những công việc phải làm trong tuần mới. | – HS nghe. |
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: Lời chào bốn phương. | |
* Mục tiêu: HS nhận biết thêm một số lời chào hỏi của một số dân tộc ít người của Việt Nam. | |
* Cách tiến hành: | |
– GV tổ chức cho 2 đến 3 nhóm diễn hoạt cảnh. Có thể chọn các tình huống sau: + Em đi học về nhưng bố mẹ đi làm chưa về, nhà khoá cửa. Em gặp bác hàng xóm, em chào bác và nhờ bác gọi điện thoại để liên hệ với bố mẹ. Sau đó, em cảm ơn bác. + Có người quen của mẹ đến chơi, em chào hỏi lịch sự. Người quen của mẹ muốn vuốt má em và ôm em vào lòng. Em chỉ đứng khoảng cách xa người khách và gần mẹ, vòng tay nói lời chào. – GV nhắc HS tham gia hoặc cổ vũ bạn biểu diễn hoạt cảnh về các tình huống giao tiếp. |
– 2 đến 3 nhóm diễn hoạt cảnh.
– HS quan sát và nghe. |
4. Tổng kết: |
TIẾNG VIỆT
CÂU CHUYỆN VỀ GIẤY KẺ (tiết 1, 2)
A. Mục tiêu:
- Năng lực:
– Năng lực chung:
+ Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm.
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.
– Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
+ Từ tên chủ đề, trao đổi với bạn về đồ dùng học tập và việc giữ gìn chúng.
+ Từ tên bài đọc, tăng cường khả năng phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc.
+ Đọc trơn bài đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
+ Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
+ So sánh cách sử dụng giấy kẻ của hai nhân vật trong bài đọc. Từ đó, liên hệ đến những việc giữ gìn đồ dùng học tập của bản thân.
+ Tô đúng kiểu chữ hoa chữ N và viết câu ứng dụng. Thực hành kĩ năng nhìn – viết đoạn văn.
+ Phân biệt đúng chính tả d/gi và quy tắc chính tả c/k.
+ Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
- Phẩm chất:
+ Bồi dưỡng phẩm chất có trách nhiệm: có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
B. Chuẩn bị:
- GV:
– SGV, SHS.
– Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật thật dùng minh họa tiếng có vần ai, ay, ây kèm theo thẻ từ (nếu có).
– Mẫu tô chữ viết hoa và khung chữ mẫu chữ N.
– Bảng phụ ghi nội dung cần chú ý luyện đọc.
- HS: – SHS, VTV, VBT
C. Các hoạt động dạy học: