giáo án lớp 3 tuần 10 chân trời sáng tạo nguyên cả tuần
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Hoạt động giáo dục: Sinh hoạt dưới cờ Lớp: 3/…
Tên bài học: Kể chuyện “Thầy cô trong trái tim em” Số tiết: 1 tiết
Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……
1. Yêu cầu cần đạt:
– Học sinh được tham gia tháng kể chuyện “Thầy cô trong trái tim em”.
a. Năng lực:
– Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.
b. Phẩm chất:
– Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt.
– Phẩm chất nhân ái: Làm được những việc thể hiện sự kính yêu thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học:
– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Chào cờ: (15 phút) | |
– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: + Ổn định tổ chức. + Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ. + Đứng nghiêm trang. + Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca. + Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ. + Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường. |
– HS điều khiển lễ chào cờ. |
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: (7 phút) | |
– TPT mời Lớp trực tuần nhận xét thi đua. | – Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua. |
– TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. | – HS nghe. |
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: (15 phút) Kể chuyện “Thầy cô trong trái tim em”. | |
– Tổ chức cho HS chuẩn bị, tập các tiết mục kể chuyện theo đăng kí. | – HS các lớp chuẩn bị kể chuyện. |
– Hỗ trợ và tổ chức cho HS trình bày các tiết mục trong cuộc thi kể chuyện “Thầy cô trong trái tim em” của nhà trường. | – Trình bày các tiết mục trong cuộc thi kể chuyện. |
– Nhắc nhở HS chú ý lắng nghe và cổ vũ cho các tiết mục kể chuyện. | – HS bên dưới cổ vũ, động viên các bạn. |
– Yêu cầu HS lắng nghe và chia sẻ cảm nhận về câu chuyện em ấn tượng nhất trong chương trình. * Gợi ý: ° Câu chuyện đó là gì? ° Bạn nào kể? ° Cảm xúc của em sau khi nghe câu chuyện như thế nào? |
– Lắng nghe và chia sẻ cảm nhận về câu chuyện em ấn tượng nhất trong chương trình. |
– GV tổng kết hoạt động. |
4. Điều chỉnh sau bài dạy: …………………….
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 3/…
Chủ điểm: Ước mơ tuổi thơ
Tên bài học: Ý tưởng của chúng mình Số tiết: 4 tiết
Tiết 1 (đọc): Ý tưởng của chúng mình
Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……
1. Yêu cầu cần đạt:
– Chia sẻ được với bạn về một bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài đọc và tranh minh hoạ.
– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp.
– Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
– Hiểu được nội dung bài: Những chiếc máy mà các bạn nhỏ thể hiện trong tranh là những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Nếu chế tạo được những chiếc máy này, con người sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.
a. Năng lực:
– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Phẩm chất:
– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
2. Đồ dùng dạy học:
a. GV:
– SGV, SGK.
– Tranh vẽ phóng to để tổ chức hoạt động khởi động.
b. Học sinh: SGK.
c. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
– Phương pháp hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, chia sẻ nhóm đôi.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: