giáo án lớp 3 tuần 15 chân trời sáng tạo

giáo án lớp 3 tuần 15 chân trời sáng tạo

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

            Hoạt động giáo dục: Sinh hoạt dưới cờ                                         Lớp: 3/…

           Tên bài học: Tham gia thi tìm hiểu về truyền thống quê hương    Số tiết: 1 tiết

           Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 1. Yêu cầu cần đạt:

– Học sinh được tham gia thi tìm hiểu về truyền thống quê hương.

a. Năng lực:

– Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.

­b. Phẩm chất:

– Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt.

– Phẩm chất nhân ái: Yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Đồ dùng dạy học:

– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Chào cờ: (15 phút)  

– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ.

+ Đứng nghiêm trang.

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca.

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
– HS điều khiển lễ chào cờ.
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: (7 phút)  
– TPT mời Lớp trực tuần nhận xét thi đua. – Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
– TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. – HS nghe.
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: (15 phút) Tham gia thi tìm hiểu về truyền thống quê hương.  
Ổn định tổ chức lớp và quản lí HS khi Tổng phụ trách Đội hoặc Liên đội trưởng tổ chức nghi lễ chào cờ và thông báo thể lệ cuộc thi.
– Ổn định vị trí.
– Tổ chức cho HS toàn trường thi trò chơi giải câu đố về một số truyền thống quê hương.  
 

+ Câu đố số 1:

           Cái gì nền đỏ

           Giữa có sao vàng

           Khắp nước Việt Nam

          Đâu đâu cũng có

                            Đáp án: Lá cờ
→ truyền thống lúa nước lâu đời.

+ Câu đố số 2:

        Cái gì nho nhỏ

        Hạt nó nuôi người

        Chín vàng nơi nơi

        Dân làng đi gặt

                 Đáp án: Cây lúa
→ nhắc nhở HS truyền thống tôn sư trọng đạo.

+ Câu đố số 3:

       Anh mặt đen, anh da trắng

      Anh mình mỏng, anh nhọn đầu

      Khác nhau mà rất thân nhau

      Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?

                   Đáp án: Bảng và phấn; giấy và bút.
→ truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn.

+ Câu đố số 4:

          Ai nơi hải đảo biên cương
 Diệt thù, giữ nước coi thường hiểm nguy?

                  Đáp án: Chú bộ đội

– Giới thiệu về một truyền thống địa phương (nghệ thuật, ẩm thực, nghề truyền thống, lễ hội,…)

+ Gò Vấp có Làng nghề truyền thống đúc lư đồng An Hội, có 3 địa chỉ đỏ trên địa bàn: Đình Thông Tây Hội, Chùa An Lạc, Miếu Nổi.
– Lắng nghe.
– Nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý cổ vũ các bạn tham gia chơi. – Nghiêm túc và cỗ vũ cho các bạn.
– GV tổng kết hoạt động.  

4. Điều chỉnh sau bài dạy:………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

                          Môn học: Tiếng Việt                               Lớp: 3/…

                          Chủ điểm: Vòng tay bè bạn

                          Tên bài học: Đôi bạn                               Số tiết: 4 tiết

                          Tiết 1 (đọc): Đôi bạn

                          Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 1. Yêu cầu cần đạt:

– Nói về sự gắn bó của các sự vật trong tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa.

– Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

– Hiểu được nội dung bài: Mưa và gió tuy tính tình khác nhau nhưng lại là đôi bạn thân vì đều có chung một ước mơ: giúp ích cho cuộc sống con người.

­a. Năng lực:

– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

­b. Phẩm chất:

– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

2. Đồ dùng dạy học:

­a. GV:

– SGV, SGK.

– Tranh ảnh, video clip một số sự vật, hiện tượng tự nhiên như cầu vồng, con sóc, bông lúa, mưa, gió,… (nếu có).

b.­ Học sinh: SGK.

­c. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, chia sẻ nhóm đôi.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: