chính tả mùa đông trên rẻo cao lớp 4

mùa đông trên rẻo cao chính tả lớp 4

mùa đông trên rẻo cao chính tả lớp 4 là bài giảng điện tử.

A. Mục tiêu:

– Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

– Làm đúng BT (2) a/b, hoặc BT3.

* GDBVMT: HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.

B. Phương tiện dạy học:

– Phiếu ghi nội dung Bài tập 3.

C. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:  
– Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết: cái bấc, tất bậc, lật đật, lấc cấc, vật nhau. – HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
– Nhận xét về chữ viết của HS.  
2. Bài mới:  
a) Giới thiệu bài:  
_ Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết đoạn văn Mùa đông trên rẻo cao và làm bài tập chính tả phân biệt l / n hoặc ât / âc. – HS nghe.
b) Hướng dẫn viết chính tả:  
­* Trao đổi về nội dung đoạn văn:  
– Gọi HS đọc đoạn văn. – 1 HS đọc.
+ Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao?
+ Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành.
* GDBVMT: + Em thấy thiên nhiên của vùng núi cao có gì đẹp? + HS nêu.
_ GDBVMT: Các em cũng thấy ở vùng núi cao trên đất nước ta có những nét đẹp về thiên nhiên. Chính vì vậy chúng ta cũng cần phải có sự yêu quý và bảo vệ môi trường thiên nhiên ở đó. – HS nghe.
* Hướng dẫn viết chính tả:  
– Thầy giáo đọc: rẻo cao, sườn núi, trườn xuống, chít bạc, quanh co, nhẵn nhụi, sạch sẽ, khua lao xao. –  HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
* HS nghe – viết chính tả:  
– Thầy đọc bài chính tả.
– HS viết.
* Soát lỗi và chấm bài:
 

– HS đổi tập soát lỗi chéo với nhau.

– Thu 10 bài, nhận xét từng bài.

– HS soát lỗi

– HS nộp tập.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:  
­Bài 2:  
a) Gọi HS đọc yêu cầu. – 1 HS đọc yêu cầu.
– Yêu cầu HS tự làm bài. – Dùng bút chì viết vào vở nháp.
– Gọi HS đọc bài và bổ sung. – Đọc bài, nhận xét, bổ sung.
– Nhận xét, kết luận các từ đúng.

– Chữa sai (nếu có)

loại nhạc cụ – lễ hội – nổi tiếng
3. Củng cố, dặn dò:

 

– Dặn dò: HS về nhà coi lại phần bài tập; chuẩn bị bài sau.

– Nhận xét tiết học.