đánh giá dựa theo chuẩn và đánh giá dựa theo tiêu chí
1. Đánh giá dựa theo tiêu chí:
Người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã được xác định rõ ràng về thành tích đạt được so với chuẩn đầu ra hay mục tiêu đã đề ra, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được của những HS thuộc mẫu khảo sát. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về NL của những người khác, mà phụ thuộc vào mức độ cao thấp của chính người được đánh giá so với các tiêu chí cụ thể.
Trong đánh giá dựa trên tiêu chí, hoạt động học tập của HS được so sánh với mục tiêu học tập cố định, ở đó xác định rõ ràng những gì HS cần biết, cẩn hiểu và có thể làm. Các tiêu chí (dựa theo mục tiêu hoặc chuẩn) là cơ sở đánh giá thành công và tiến bộ trong học tập của HS. Các tiêu chí xác định rõ các yêu cầu cơ bản hay sản phẩm cần đạt được trong quá trình học tập.
Bộ công cụ dùng để đánh giá dựa trên tiêu chí chính là bài test hoặc thang đo mô tả chi tiết từng mức độ… được thiết kế dựa theo các mức độ đáp ứng tiêu chí. Thông thường, nhưng không phải luôn luôn, đánh giá theo tiêu chỉ được áp dụng để xác lập một mức độ hiểu biết, kĩ năng hoặc NL của một cá nhân (liệu người này có thể làm được điều gì đó hay không).
Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí (rubric): là một công cụ đánh giá thể hiện các yêu cầu về chất lượng. Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí giúp người học tự định hướng và tự đánh giá cũng như làm công cụ giao tiếp giữa người học và GV.
Các bước xây dựng một phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí:
Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí giúp người học trở thành những người có kĩ năng đánh giá công việc của bản thân và của người khác, đồng thời giảm thiểu lượng thời gian mà GV cần có để đánh giá NL của người học. Sau đây là một quy trình gồm 7 bước để xây dựng và sử dụng một phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí:
1. Yêu cầu người học xem xét các mô hình, sản phẩm ‘tốt’ và ‘chưa tốt’. GV có thể cung cấp các bài làm mẫu với các mức chất lượng khác nhau để người học tham khảo.
2. Liệt kê các tiêu chí được sử dụng trong phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí và thảo luận về vấn đề như: thế nào là một sản phẩm có chất lượng. Trong quá trình xây dựng danh sách tiêu chí, GV cũng có thể bước đầu đánh giá được khả năng viết của người học.
3. Phân chia từng bước các mức độ chất lượng. Các mức độ phân bậc này cần phải mô tả chính xác mức chất lượng tương ứng (từ kém đến tốt). Thông tin mô tả này có thể dựa vào nội dung thảo luận về những mẫu sản phẩm ‘tốt và ‘chưa tốt*. Việc sử dụng số lượng vừa phải các mức độ sẽ đảm bảo được phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí đó thân thiện với người dùng.
4. Áp đụng thử. Người học có thể thử nghiệm phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí đối với các bài làm mẫu do GV cung cấp. Phần thực hành này có thề gây dựng sự tự tin của người học bằng cách chỉ cho các em cách GV sẽ sử dụng phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chi’ để chấm bài làm của các em. Đồng thời, nó cùng thúc đẩy sự thống nhất giữa GV và người học về mức độ tin cậy của phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí.
5. Sử dụng phiếu hướng dẫn đánh giá cho hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng (đánh giá lẫn nhau).
6. Điều chỉnh công việc dựa trên thông tin phản hồi thu được. Khi người học sửa bài của mình, GV có thể đôi lúc yêu cầu các em dừng lại và tự đánh giá, sau đó cho và nhận thông tin đánh giá từ các bạn. Nội dung điều chỉnh cần phải dựa trên thông tin phản hồi mà các em nhận được.
7. Sử dụng để đánh giá việc giảng dạy của GV. GV sử dụng chính phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí mà người học sử dụng để đánh giá công việc của mình.
Đặc điếm của cho một phiếu hướng dân đánh giá theo tiêu chí được thiêt kê tốt:
Phạm trù đánh giá |
Các tiêu chí đánh giá có phản ánh mục tiêu học tập chính không? |
Mức độ | Hướng dẫn có các mức khác nhau được đặt tên và giá trị điểm số không? |
Tiêu chí |
Các thông tin mô tả có rõ ràng không? Chúng có được thể hiện theo một chuỗi liên kết và đảm bảo cho sự phát triển của người học không? |
Thân thiện với người học |
Ngôn ngữ có rõ ràng vả dễ hiểu cho người học không? |
Thân thiện với GV | Hướng dẫn này có dễ sư dụng đối với GV không? |
Tính phù hợp | Hướng dẫn này có thể đánh giá sản phẩm công việc được không? Nó có thể được dùng để đánh giá nhu cầu không? Người học cỏ thể xác định dễ dàng những lĩnh vực phát triển cần thiết không? |
2. Đánh giá dựa theo chuẩn
Đánh giá dựa theo chuẩn là so sánh thành tích của các đối tượng cùng được đánh giá với nhau. Đó là hình thức đánh giá đưa ra những nhận xét về mức độ cao hay thấp trong NL của cá nhân so với những người khác cùng làm bài thi. Đây là hình thức đánh giá kết hợp với đường cong ‘phân bố chuẩn’, trong đó giả định rằng một số ít sẽ làm bải rất tốt và một số it sẽ rất kém, số còn lại sẽ nằm ở khoảng giữa, thường được đánh giá là trung bình.
Có hai hình thức so sánh trong đánh giá dựa theo chuẩn:
1) So sánh thành tích của cá nhân này với cá nhân khác cùngng nhóm mẫu khảo sát, ví dụ so sánh kết quả các thí sinh cùng tham gia tuyển sinh vào một trường đại học hoặc cao đẳng;
2) So sánh thành tích cá nhân cùnng tương quan với nhóm đại diện, vỉ dụ so sánh kết quả của một HS với điểm trung bình của nhóm mẫu đại diện (chuẩn tương đối).
-> Đánh giá dựa theo chuẩn có hai đặc trưng:
(1) Công cụ đánh giá là bộ test đã chuẩn hoá (hoặc có tính chuẩn) – có khả nàng suy rộng cho tổng thể;
2) Bộ test càng phân biệt một cách rõ ràng giữa những HS với các NL khác nhau thì kết quả so sánh càng chính xác.
Bài KT đo IQ, CQ, EQ… trên nhóm mẫu đại diện vùng, quốc gia là ví dụ rõ nhất về đánh giá theo chuẩn.
Đánh giá theo chuẩn: thường là những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và có đáp án trả lời ngắn gọn. Vì thế, nó khó có thể đánh giá được các NL của HS chẳng hạn như:
– Kĩ năng phân tích và diễn giải thông tin về các nguyên nhân của sự vật hiện tượng;
– Kĩ năng thực hiện và báo cáo về một thực nghiệm khoa học, hay một dự án về môi trường;
– Kĩ năng viết một bài báo nghiên cứu;
– Kĩ năng thảo luận…