giáo án đạo đức lớp 2 chân trời sáng tạo

giáo án đạo đức lớp 2 chân trời sáng tạo nguyên cả năm của tonghoptieuhoc. Vì bài soạn lớp 2 chương trình mới có gì sơ xuất mong thông cảm.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

       Môn học: Đạo đức                                            Lớp: 2/…

       Tên bài học: Quý trọng thời gian (tiết 1)                   Số tiết: 2 tiết

       Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt:

– Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

– Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

– Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

­a. Năng lực:

– Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

– Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

– Biết được vì sao quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

­b. Phẩm chất:

– Chăm chỉ: Chủ động thực hiện được việc sử dụng thời gian một cách hợp lý và hiệu quả.

 2. Đồ dung dạy học:

GV: SGK, bộ tranh.

Học sinh: SGK, VBT.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động, kết nối: (5 phút)  
Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, giúp HS xác định được chủ đề bài học: Quý trọng thời gian.  
Cách tiến hành:  

– Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, yêu cầu HS quan sát tranh, kể lại tình huống đã xảy ra bằng việc trả lời câu hỏi:

+ Chuyện gì đã xảy ra với bố con bạn Na?

+ Cảm giác của bố Na và Na vào lúc đó như thế nào?

– Làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi.

+ Hai bố con Na chuẩn bị ra bến xe về quê. Gần đến giờ xe chạy mà Na vẫn mải chơi, chưa chuẩn bị xong đồ đạc. Khi hai bố con đến bến xe thì xe đã chạy và phải đợi một tiếng nữa mới có chuyến tiếp theo. Bố Na rất tiếc vì không kịp ra xe đúng giờ. Còn Na thì ngạc nhiên vì mình chỉ muộn một chút mà đã bị lỡ xe.

– Gọi 1, 2 nhóm HS kể lại tình huống trước lớp. – 1, 2 nhóm HS kể lại tình huống trước lớp.
– Nhận xét, tuyên dương. – Nhận xét, bổ sung.
+ Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe? + HS trả lời.
_ Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay: Quý trong thời gian. – Lắng nghe.
– Ghi tựa bài. – Nhắc lại tựa bài.

2. Hình thành kiến thức mới: (25 phút)

 
a. Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian.  
Mục tiêu: Giúp HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết quý trọng thời gian hoặc không biết quý trọng thời gian.  
Cách tiến hành:  

– Chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận qua những dẫn dắt, gợi mở:

+ Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì?

+ Lời nói, việc làm đó cho thấy các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào?

+ Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quý trọng thời gian?

– Làm việc nhóm.
– GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh.

– Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh.

+ Tranh 1: Bạn nữ đang ngồi đọc sách ở gốc đa. Một bạn rủ ra chơi cùng nhưng bạn nữa muốn tranh thủ thời gian luyện đọc rồi mới ra chơi với bạn.

+ Tranh 2: Bạn nam đang nhìn vào thời gian biểu, bóng nói cho thấy bạn đã chuẩn bị xong bài vở và sẽ đi học võ theo thời gian biểu.

+ Tranh 3: Bạn nam ngồi vừa ngồi gấp quần áo vừa xem ti vi. Do không tập trung làm việc nên đã đến giờ sang thăm bà mà bạn vẫn chưa gấp xong quần áo.

– Nhận xét, tuyên dương. – Nhận xét, bổ sung.
_ Chúng ta nên biết kết hợp công việc, và kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, đảm bảo hiệu quả của công việc chính. – Lắng nghe.
b. Hoạt động 2: Nêu thêm những việc làm thể hiện sự quý trọng thười gian.  
Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm một số việc làm thể hiện biết quý trọng thời gian.  

Cách tiến hành:

 
– Gợi ý cho HS biết được những biểu hiện chính của sự quý trọng thời gian: dành thời gian học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp công việc một cách hợp lí … – Lắng nghe.
+ Nêu một số việc làm cụ thể thể hiện được sự quý trọng thời gian?

+ Lập thời gian biểu cho ngày nghỉ (không sử dụng toàn bộ ngày nghỉ để ngủ, chơi,… mà cần dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,…)

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai trước khi đi ngủ (để buổi sáng không mất thời gian chuẩn bị), v.v.

– Nhận xét, tuyên dương. – Lắng nghe.
c. Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian.  
Mục tiêu: Giúp HS nêu được vì sao cần quý trọng thời gian.  
Cách tiến hành:  
+ Theo em, thời gian trôi đi có quay trở lại được không? + Vì thời gian một đi không trở lại nên chúng ta cẩn quý trọng thời gian.
+ Thời gian trong một ngày có phải là vô hạn không? + Vì một ngày chỉ có 24 giờ, mà công việc của mỗi người trong một ngày rất nhiều nên chúng ta cần quý trọng thời gian.

+ Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì?

+ Lãng phí thời gian có thể dẫn đến việc chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn; không có thời gian để làm những việc hữu ích khác,…

– Nhận xét, tuyên dương.  
_ Vì thời gian không quay lại nên chúng ta phải biết quý trọng thời gian, chúng ta phải biết tận dụng 24h trong một ngày để làm việc. Tuyệt đối, chúng ta không được lãng phí thời gian, bởi nếu như thế chúng ta sẽ không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn và không làm được nhiều việc có ích… – Lắng nghe.
– Cho cả lớp đọc bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu. – Cả lớp đọc bài thơ Đồng hồ quả lắc.
3. Vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)  
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. HS liên hệ thực tế.  
Cách tiến hành:  
+ Em đã học được điều gì qua bài học? + HS trả lời.
+ Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì? + Trả lời.
– Dặn dò: Về nhà các em xem lại bài. Xem trước thực hành Quý trọng thời gian (tiết 2). – Lắng nghe.
– Nhận xét tiết học.  

4. Điều chỉnh sau bài dạy:………………..

Để tải Giáo án đạo đức lớp 2 chân trời sáng tạo thì bấm vào đường link dưới đây:

Link: Giáo án đạo đức lớp 2 chân trời sáng tạo