giáo án lớp 3 tuần 13 chân trời sáng tạo nguyên cả tuần

giáo án lớp 3 tuần 13 chân trời sáng tạo nguyên cả tuần của tonghoptieuhoc. Vì bài soạn lớp 3 chương trình mới có gì sơ xuất mong thông cảm.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Hoạt động giáo dục: Sinh hoạt dưới cờ                                   Lớp: 3/…

Tên bài học: Hưởng ứng tháng hành động giữ gìn truyền thống quê em    Số tiết: 1 tiết

Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 

1. Yêu cầu cần đạt:

– Học sinh được tham gia hưởng ứng hoạt động giữ “Truyền thống quê em”.

­a. Năng lực:

– Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.

­b. Phẩm chất:

– Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt.

– Phẩm chất nhân ái: Yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Đồ dùng dạy học:

– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Chào cờ: (15 phút)  

– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ.

+ Đứng nghiêm trang.

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca.

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
– HS điều khiển lễ chào cờ.
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: (7 phút)  
– TPT mời Lớp trực tuần nhận xét thi đua. – Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
– TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. – HS nghe.
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: (15 phút) Hưởng ứng tháng hành động giữ gìn “Truyền thống quê em”.
 
GV ổn định tổ chức lớp và quản lí HS khi Tổng phụ trách Đội hoặc Liên đội trưởng tổ chức nghi lễ chào cờ, báo cáo kết quả rèn luyện tuần trước và đọc lời phát động tháng hành động giữ gìn truyền thống quê em.  
– GV Động viên, khích lệ HS tham gia các hoạt động:  Nghe phát động và tự chọn một việc em sẽ làm để tham gia giữ gìn truyền thống của quê hương. – HS tích cực tham gia các hoạt động.
– Nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và sẵn sàng chia sẻ về việc em sẽ làm. – Giữ trật tự, tập trung chú ý và sẵn sàng chia sẻ về việc em sẽ làm.
– GV tổng kết hoạt động.  

4. Điều chỉnh sau bài dạy:……………..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

                        Môn học: Tiếng Việt                               Lớp: 3/…

                       Chủ điểm: Cùng em sáng tạo

                       Tên bài học: Bàn tay cô giáo                  Số tiết: 4 tiết

                       Tiết 1 (đọc): Bàn tay cô giáo

                       Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 1. Yêu cầu cần đạt:

– Trao đổi được với bạn về những việc hằng ngày của thầy cô giáo lớp em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.

– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa.

– Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

– Hiểu được nội dung bài: Nhờ đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo, cô giáo đã tạo ra một bức tranh thiên nhiên sinh động.

a.­ Năng lực:

– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

­b. Phẩm chất:

– Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

2. Đồ dùng dạy học:

a.­ GV:

– SGV, SGK.

– Tranh ảnh, video về hoạt động của thầy cô (nếu có).

b.­ Học sinh: SGK.

­c. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, chia sẻ nhóm đôi.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối: (5 phút)  
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.  
Phương pháp: Phương pháp hỏi đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm.