không học mới đáng sợ giáo dục kĩ năng sống
KHÔNG HỌC MỚI ĐÁNG SỢ
Đời nhà Tống, ở huyện Kim Khê có một người tên là Phương Trọng Vĩnh; nhà cậu đời đời làm nông, không có ai biết chữ; Đương nhiên, Trọng Vĩnh cũng không biết trên đời còn có thứ gọi là bút, giấy, mực. Nhưng kỳ lạ thay, một ngày khi Phương Trọng Vĩnh vừa 5 tuổi, đột nhiên cậu bé gào khóc đòi giấy và bút.
Phương Trọng Vĩnh nhìn thấy giấy bút thì mặt mày rạng rỡ; cầm lấy giấy bút mực thì lắc lư đầu, vung bút viết ra bốn câu thơ:
Phụ mẫu ân như sơn, bách sự hiếu vi tiên;
Tỉ lân tương hoà mục, do như nguyệt đoàn viên.
(Công ơn cha mẹ như núi, chữ hiếu được đặt lên đầu tiên;
Hàng xóm láng giềng hoà thuận, như trăng rằm tháng đoàn viên.)
Một đứa trẻ mới 5 tuổi chưa hề đi học, cũng chưa từng thấy bút giấy mực nghiên; lại biết viết chữ làm thơ, đúng là kỳ tài! Ngay lập tức, một đồn mười, mười đồn trăm, không những lan truyền ra khắp huyện Kim Khê, mà càng đồn càng xa.
Vương An Thạch cùng cha mẹ đến thăm nhà cậu ở huyện Kim Khê, gặp mặt Phương Trọng Vĩnh như lời đồn. Hai người cùng nhau đọ tài, trở thành bạn rất tốt của nhau.
Bảy năm sau, Vương An Thạch trúng cử tiến sỹ và làm quan tại Dương Châu; khi ông quay lại Kim Khê hỏi thăm tình hình của Phương Trọng Vĩnh thì người nhà nói với ông rằng, Phương Trọng Vĩnh đã hoàn toàn giống với người bình thường.
Hoá ra sau khi tiếng tăm thần đồng Phương Trọng Vĩnh lan ra, mọi người cảm thấy kinh ngạc mà mời cậu đến nhà làm khách, khi về còn tặng cậu một chút tiền. Có người còn đến nhà Phương Trọng Vĩnh đưa tiền nhờ cậu viết thơ; một bài thơ có lúc được hơn 10 lượng bạc.
Cha của Phương Trọng Vĩnh muốn mưu lợi, nên ngày ngày đưa cậu đi gặp các học sỹ văn nhân; họ hàng thân thích trong huyện, không cho Phương Trọng Vĩnh đọc sách làm hoang phế tài năng của cậu.