luyện tập xây dựng mở bài, kết bài văn miêu tả con vật

luyện tập xây dựng mở bài, kết bài văn miêu tả con vật

luyện tập xây dựng mở bài, kết bài văn miêu tả con vật

A. Mục tiêu:

– Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để

thực hành luyện tập (BT1); bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng

cho bài văn tả con vật yêu thích (BT2, BT3).

B. Phương tiện dạy học:

– SGK, giấy khổ to.

Tiến trình dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:  
– Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật. – 4 HS thực hiện yêu cầu.
– Nhận xét, tuyên dương.  
2. Bài mới:  
a) Giới thiệu bài:  
+ Các em đã được học những cách mở bài nào? + Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
+ Có những cách kết bài nào? + Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
– Để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật, tiết học hôm nay các em cùng thực hành viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả con vật mà trong tiết học trước đã miêu tả ngoại hình và hoạt động của nó. – HS nghe giới thiệu bài.

b) Hướng dẫn làm bài tập:

 

­ * Bài 1:

 

– Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

– 1 HS đọc.

+ Thế nào là mở bài trực tiếp? + Mở bài trực tiếp là giới thiệu luôn con vật định tả.
+ Thế nào là mở bài gián tiếp? + Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi mới dẫn đến con vật định tả.
+ Thế nào là kết bài mở rộng? + Kết bài mở rộng: Nói cảm nghĩ của mình về con vật, lợi ích của con vật, có kèm theo lời bình.
+ Thế nào là kết bài không mở rộng? + Kết bài không mở rộng: Nói lợi ích và tình cảm của mình với con vật.
– Yêu cầu HS làm việc theo cặp. – 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và làm bài.
+ Hãy xác định đoạn mở bài và kết bài trong bài văn Chim công múa?

+ Mở bài: Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.

+ Kết bài: Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
+ Đoạn mở bài, kết bài mà em vừa tìm được giống kiểu mở bài, kết bài nào đã học?

+ Đây là kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.

+ Để biến đổi mở bài và kết bài trên thành mở bài trực tiếp và kết bài không mở rộng em chọn những câu văn nào?

+ Mở bài trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa.

+ Kết bài không mở rộng dừng lại ở câu: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.

 

_ Cách mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng bao giờ cũng sinh động lôi cuốn người đọc. Các em hãy cùng thực hành viết đoạn mở bài và kết bài theo cách này cho bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
– HS nghe.
­ * Bài 2:  
– Cho HS đọc yêu cầu bài tập. – 1 HS đọc.
– Yêu cầu HS tự làm bài. – 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở.
– Gọi HS làm bài tập vào giấy khổ to dán bài lên bảng.

– Đọc bài, nhận xét bài của bạn.

* Cả gia đình em đều yêu quý súc vật. Nhà em nuôi mèo, cá cảnh, chim và cả hai con chim sáo hót rất hay. Nhưng người bạn thân thiết, hay đón em từ cổng mỗi khi em đi đâu về là chú Cún con.
– Gọi HS dưới lớp đọc đoạn mở bài.

– 3, 5 HS đọc đoạn mở bài của mình.

­ * Bài 3:

 

– Cho HS đọc yêu cầu bài tập.

– 1 HS đọc.

– Cách tiến hành tương tự như bài tập 2.

 

 

 

 

– Nhận xét từng HS viết đạt yêu cầu.

+ Cún con đã sống với gia đình em gần được một năm rồi. Nó rất ngoan ngoãn, chẳng bao giờ ra khỏi cổng. Em hy vọng khi nó lớn lên nó càng biết vâng lời chủ và trung thành hơn. Chẳng thế mà ai cũng nói chó là con vật rất trung thành và tình nghĩa.

+ Có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh em lúc học bài. Từ ngày có Li lũ chuột tự dưng biến mất. Chú mèo đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý trong mỗi gia đình.

3.  Củng cố – dặn dò:

 

– Dặn dò: HS về nhà viết hoàn chỉnh bài văn vào vở; Chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra ở tiết sau.

– Nhận xét tiết học.