mở rộng vốn từ dũng cảm lớp 4 bài giảng điện tử

mở rộng vốn từ dũng cảm lớp 4 bài giảng điện tử

mở rộng vốn từ dũng cảm lớp 4 bài giảng điện tử

 A. Mục tiêu:

– Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT1, Bt2); biết được một số thành ngữ nói về ong dũng cảm và đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5).

 B. Phương tiện dạy học:

– Bảng phụ viết sẵn nội dung các BT1, 4

– Từ điển trái nghĩa, đồng nghĩa TV.

– 5 bảng nhĩm kẻ bảng BT1

– Bảng lớp viết các từ ngữ ở BT3 (mỗi từ 1 dòng); mảnh bìa gắn nam châm viết sẵn 3 từ cần điền vào ô trống.

C. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:  
– Gọi HS lên đóng vai – giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm (BT3). – 4 HS lên thực hiện đóng vai.
– Nhận xét, tuyên dương.  
2. Bài mới:  
a) Giới thiệu bài:
 
_ Trong các tiết trước, các em đã được học Mở rộng vốn từ về chủ đề dũng cảm. Bài học hôm nay, các em sẽ tiếp tục ôn luyện và phát triển một số từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm. – Lắng nghe
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:  
­ * Bài 1:  
– Gọi HS đọc yêu cầu – 1 HS đọc yêu cầu
+ Thế nào là dũng cảm? + Dũng cảm là có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm.
* Gợi ý: Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Các em dựa vào mẫu trong SGK để tìm từ. – Lắng nghe
– Yêu cầu HS làm bài trong nhóm 4 (phát bảng nhĩm cho 3 nhóm) – Làm bài trong nhóm 4
– Gọi các nhóm dán kết quả lên bảng và trình bày.

Trình bày

* Từ cùng nghĩa với dũng cảm: Can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, gan lì, táo bạo, bạo gan, anh hùng, anh dũng, quả cảm…

* Từ trái nghĩa với từ dũng cảm: nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược,…
* Bài 2:
 
– Gọi HS đọc yêu cầu. – 1 HS đọc yêu cầu.
* Gợi ý: Muốn đặt đúng, em phải nắm vững nghĩa của từ, xem từ ấy được sử dụng trong trường hợp nào, nói về phẩm chất gì, của ai. Mỗi em đặt ít nhất 1 câu với 1 từ vừa tìm được. – Lắng nghe, tự làm bài
– Gọi HS đọc câu mình đặt.

– Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt:

+ Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ, thông minh.

+ Nó vốn nhát gan, không dám đi tối đâu.

+ Bạn ấy hiểu bài nhưng nhút nhát nên không dám phát biểu.

+ Cả tiều đội chiến đấu rất anh dũng.
­ * Bài 3:  
– Gọi HS đọc yêu cầu. – 1 HS đọc yêu cầu
+ Để ghép đúng cụm từ chúng ta làm thế nào?
+ Chúng ta ghép lần lượt từng cụm từ vào chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa.
– Yêu cầu HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, gọi 1 em lên bảng gắn mảnh bìa (mỗi mảnh viết 1 từ) vào ô thích hợp.

– Phát biểu ý kiến, 1 hs lên gắn

+ dũng cảm bênh vực lẽ phải

+ khí thế dũng mảnh

+ hi sinh anh dũng
* Bài 4:
 
– Gọi HS đọc yêu cầu – 1 HS đọc yêu cầu
* Gợi ý: Các em đọc kĩ từng câu thành ngữ, hiểu được nghĩa của từng câu. Sau đó đánh dấu x vào bên cạnh thành ngữ nói về lòng dũng cảm. 2 bạn cùng bàn hãy trao đổi làm bài tập này.

– Làm bài theo cặp.

– Gọi HS phát biểu.

– Phát biểu: 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm.

+ Vào sinh ra tử

+ Gan vàng dạ sắt

_ Giải thích từng câu thành ngữ cho HS hiểu

+ Ba chìm bảy nổi: sống phiêu dạt, long đong, chịu nhiều khổ sở, vất vả.

+ Vào sinh ra tử: trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết.

+ Cày sâu cuốc bẫm: làm ăn cần cù, chăm chỉ

+ Gan vàng dạ sắt: gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.

+ Nhường cơm sẻ áo: đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ cho nhau trong khó khăn hoạn nạn

+ Chân lấm tay bùn: chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc.
– Lắng nghe, ghi nhớ
– Yêu cầu HS nhẩm HTL các câu thành ngữ – Nhẩm HTL
– Tổ chức thi đọc thuộc lòng – Vài HS thi đọc thuộc lòng trước lớp
* Bài 5:
 
– Gọi HS đọc yêu cầu. – 1 HS đọc yêu cầu.
– Các em đặt câu với 1 trong 2 thành ngữ tìm được ở BT4 (vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt) – Lắng nghe, tự làm bài
– Dựa vào nghĩa của từng thành ngữ, các em xem mỗi thành ngữ thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào, nói về phẩm chất gì, của ai.  
– Gọi HS đọc câu của mình

– Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt

+ Bố tôi đã từng vao sinh ra tử ở chiến trường.

+ Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần

+ Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt

+ Chị ấy là con người gan vàng dạ sắt
3. Củng cố, dặn dò:  

– Dặn dò: HS về nhà đặt thêm 2 câu văn với 2 thành ngữ ở BT4, học thuộc lòng các thành ngữ. Chuẩn bị bài sau: Câu khiến

– Nhận xét tiết học.