Niềm vui của việc học

Niềm vui của việc học. Tìm được hứng thú từ việc học, cảm nhận được cảm giác thành công từ những thử thách.

Niềm vui của việc học

       Quê hương của Tiền Vĩ Trường là ở một thôn xóm nhỏ bên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, bên bờ Thái Hồ; chưa từng có bông hoa tươi tốt nào mà chưa từng được tưới bằng nước sông đầy mồ hôi và nước mắt của những người dân nghèo.

       Ông nội của Tiền Vĩ Trường là giáo viên của một trường tư, cha ông cũng kế thừa nghiệp nhà giáo và làm giáo viên tại một trường tiểu học ở quê. Mẹ ông là một người phụ nữ nông thôn vừa lương thiện vừa chăm chỉ, ngày ngày kiếm thu nhập từ việc hái hoa, dán bao diêm và nuôi tằm. Đúng với câu ngạn ngữ nơi đó: “Mười con chó vàng thì có chín con đực, mười người đàn ông thì chín người nghèo.”

       Tuổi thơ của Tiền Vĩ Trường rất mệt nhọc, để bữa cơm gia đình có thể thịnh soạn hơn một chút mà hàng ngày ông đều cùng lũ trẻ con nghèo trong thôn ra ruộng hái rau, ra mương bắt ốc.

       Do cuộc sống gia đình quá khó khăn, không có tiền nộp học nên mãi đến 9 tuổi ông mới được học tiểu học. Khi đó ông vừa đi học vừa hái rau giúp mẹ để kiếm tiền học phí.

       Năm 1928, cha ông đã mất vì bệnh tật, cuộc sống gia đình lại càng khó khăn hơn. Nhờ sự hỗ trợ của chú ruột mà Tiền Vĩ Trường đã vào học trường cấp ba Tô Châu, đó là một ngôi trường nổi tiếng với những học sinh có thành tích xuất sắc.

       Tiền Vĩ Trường tuy đã đi học mấy năm nhưng đều là buổi đực buổi cái, ông không hề học các kiến thức một cách có hệ thống. Rất nhiều những môn học của cấp hai mà ông vẫn chưa học được như hình học, đại số, vật lý, hóa học và ngoại ngữ, đối với ông mà nói đó đều là những từ ngữ xa lạ. Trong tình cảnh như vậy, ông đã đặt niềm hứng thú vào những môn xã hội, ông thích văn học, lịch sử và địa lý, chỉ có những môn học này là không phải gánh nặng trong tư tưởng của ông.

       Ông chán ghét những công thức cứng nhắc, những định luật khô khan và những phép tính làm người ta đau đầu, nhưng những thứ này lại cứ bám lấy ông không rời.

       Một hôm, sau khi dạy xong tiết toán, thầy giáo liền giao mấy bài tập cho học sinh làm. Tiền Vĩ Trường đã phải mất mấy tiếng đồng hồ đau đầu suy nghĩ, cuối cùng cũng làm xong để nộp cho thầy giáo.

       Không ngờ rằng khi ông chuẩn bị lên giường đi ngủ thì thầy giáo lại xuất hiện trước mặt ông và ôn tồn nói với ông rằng:

       “Bài tập hôm nay của em có mấy câu làm sai rồi, thầy đã chỉ ra những lỗi sai đó cho em, em hãy tự suy nghĩ và sửa lại những lỗi sai đó nhé.”

       Ở ký túc xá của giáo viên, dưới sự dẫn dắt của thầy giáo, Tiền Vĩ Trường đã sửa sai bài tập của mình. Khi ông đã lần lượt sửa xong từng lỗi sai ấy thì kim đồng hồ đã chỉ 11 giờ đêm.

       Tuy nhiên, vào lúc đó Tiền Vĩ Trường không hề cảm thấy mệt mỏi và ngược lại ông lại lần đầu tiên cảm nhận được cảm giác vui sướng khi học được một thứ gì đó. Từ đó về sau, hàng ngày sau khi ký túc xá tắt đèn, Tiền Vĩ Trường đều đến phòng của thầy giáo để học trong đêm. Dần dần ông đã có hứng thú với những môn tự nhiên khô khan đó và còn trở nên yêu thích môn vật lý học.