Phân tích 1 kĩ năng giao tiếp sư phạm mà thầy (cô) thấy cần thiết cho bản thân trong quá trình thực hiện giao tiếp sư phạm tại các cơ sở giáo dục nơi các thầy (cô) đang công tác

Phân tích 1 kĩ năng giao tiếp sư phạm mà thầy (cô) thấy cần thiết cho bản thân trong quá trình thực hiện giao tiếp sư phạm tại các cơ sở giáo dục nơi các thầy (cô) đang công tác

Phân tích 1 kĩ năng giao tiếp sư phạm mà thầy (cô) thấy cần thiết cho bản thân trong quá trình thực hiện giao tiếp sư phạm tại các cơ sở giáo dục nơi các thầy (cô) đang công tác

Phân tích 1 kĩ năng giao tiếp sư phạm mà thầy (cô) thấy cần thiết cho bản thân trong quá trình thực hiện giao tiếp sư phạm tại các cơ sở giáo dục nơi các thầy (cô) đang công tác.

       Trong thực tế hiện tại tôi là giáo viên đứng lớp ở bậc Tiểu học. Trong môi trường hiện nay tôi cũng rất quan tâm và học hỏi các kỹ năng giao tiếp từ các đồng chí, đồng nghiệp và quan trọng tôi muốn nắm bắt là giao tiếp học sinh, các thế hệ đang nảy mầm và bản thân luôn luôn học hỏi, tìm hiểu và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Qua đó tôi học được nhiều kỹ năng giao tiếp, với bản thân tôi thấy cần thiết trong bối cảnh hiện nay là kỹ năng định hướng giao tiếp trong sư phạm.

       Kỹ năng định hướng là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài (cử chỉ, điệu bộ, ngữ điệu, thanh điệu) mà phán đoán về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.

       Nhóm kỹ năng này được phân chia nhỏ hơn gồm các kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói và kỹ năng chuyển từ tri giác cái bên ngoài đến cái bên trong của nhân cách người học sinh.

       + Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói: nhờ tri giác tinh tế nhạy bén các trang thái tâm lý qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu của lời nói mà chủ thể giao tiếp (giáo viên) phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ của đối tượng. Ngôn ngữ diễn tả tình cảm hay còn gọi là ngôn ngữ biểu cảm rất phong phú. Nó thể hiện tính cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí của con người. Tính chủ động hay thụ động, tính chân thành hay giả dối, tính tin tưởng hay hoài nghi.

       + Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bên trong của nhân cách. Sự biểu hiện các trạng thái tâm lý của con người qua ngôn ngữ và điệu bộ là rất phức tạp vì cùng chung một trạng thái xúc cảm lại có thể được bộc lộ ra bên ngoài bằng ngôn ngữ và điệu bộ khác nhau. Ngược lại sự biểu hiện ra bên ngoài như nhau lại là vẻ ngoài của các tâm trạng khác nhau.

       Nhóm kỹ năng định hướng có thể chia thành hai giai đoạn là định hướng trước khi tiếp xúc giao tiếp và định hướng trong quá trình giao tiếp với học sinh, tập thể học sinh hoặc phụ huynh học sinh.

       – Kĩ năng định hướng trước khi tiếp xúc giao tiếp: là những thao tác tư duy, trí tuệ (bao gồm các thao tác phân tích, tổng hợp, các thủ thuật ghi nhớ) nhằm xây dựng mô hình tâm lí giả định về một học sinh hay một giáo viên nào đó và các phương án ứng xử mà giáo viên tạo ra trên cơ sở vốn sống, vốn kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân để phán đoán trước, lường trước những phản ứng có thể xảy ra của học sinh, đồng nghiệp trong quá trình giao tiếp.

       + Khi xây dựng mô hình tâm lí giả định về đối tượng giao tiếp (học sinh, đồng nghiệp) giáo viên không nên định kiến với họ cho dù là quen thuộc.

       + Muốn xây dựng mô hình tâm lí về người sẽ tiếp xúc với mình (học sinh, đồng nghiệp) thì giáo viên cần có những thông tin cần thiết về người đó như: tên học sinh, học lớp nào, học giỏi hay kém bộ môn nào, ngoan hay hư, phụ huynh làm nghề gì?

       + Trong giao tiếp sư phạm, để định hướng có kết quả tốt thì mỗi giáo viên cần tạo cho mình một thói quen xây dựng mô hình tâm lí giả định trong nhận thức trước khi tiếp xúc với học sinh, phụ huynh.

       + Chỉ khi giáo viên tiếp xúc trực tiếp với học sinh (hoặc phụ huynh, đồng nghiệp) thì giáo viên mới biết được mô hình tâm lí giả định mà mình đã xây dựng đúng hay sai so với con người thực.

       + Lúc đó trong đầu óc của giáo viên diễn ra quá trình điều chỉnh các chi tiết sai so với người thực, đồng thời tiếp tục điều chỉnh, điều khiển hành vi ứng xử của mình đối với học sinh. Các thao tác trí tuệ điều chỉnh xảy ra rất nhanh nhiều khi giáo viên không kịp nhận thức được sự điều chỉnh đó.

       – Kĩ năng định hướng trong quá trình giao tiếp sư phạm: Là sự thành lập các thao tác trí tuệ, tư duy liên tưởng vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân một cách cơ động, linh hoạt, mềm dẻo,… đồng thời thể hiện ra bên ngoài bằng phản ứng, hành vi, điệu bộ, cách nói năng,… ở giáo viên phù hợp với những thay đổi liên tục về thái độ, hành vi, cử chỉ, nội dung ngôn ngữ mà trẻ phản ứng trong quá trình giao tiếp.

       + Trong quá trình giao tiếp trực tiếp với học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng định hướng trong quá trình giao tiếp. Thực chất đó là sự thành lập các thao tác trí tuệ cơ động, linh hoạt của giáo viên phù hợp với những thay đổi liên tục của thái độ, hành vi, cử chỉ mà học sinh phản ứng trong quá trình giao tiếp. Ở đây giáo viên cần nhớ, học sinh cũng là một chủ thể giao tiếp.

       + Do nhiều nguyên nhân khác nhau, các em có thể thay đổi thái độ, quan điểm, nhu cầu của mình. Vậy ngay thời điểm đó giáo viên cũng phải kịp thời thay đổi hướng tiếp xúc và có những phương án ứng xử mới cho phù hợp thì mới đạt được mục đích. Kĩ năng này rất cần thiết trong quá trình giao tiếp sư phạm để tạo ra niềm tin và sự thiện cảm của học sinh đối với giáo viên bởi nó không làm cho học sinh bị hụt hẫng, bị bất ngờ do giáo viên quá cứng nhắc tạo ra.

       Như vậy, kỹ năng định hướng giao tiếp sư phạm có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định thái độ và hành vi giáo viên tiếp xúc với học sinh. “Mô hình nhân cách học sinh giả định” (định hướng trước khi giao tiếp). “Mô hình nhân cách học sinh thực” (định hướng bắt đấu tiếp xúc). “Mô hình nhân cách học sinh chính xác, đúng” (định hướng suốt cả quá trình tiếp xúc).

       Tóm lại để hoạt động tốt trong ngành giáo dục Tiểu học cần phải học tập và trau dồi kinh nghiệm rất nhiều và cần một khoảng thời gian nhất định để nâng cao và rèn luyện bản thân. Chính vì vậy mình cần có ý chí, chịu khó và cố gắng nổ lực và phát triển.