Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục, qua đó liên hệ thực tiễn việc thực hiện các chức năng này của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục, qua đó liên hệ thực tiễn việc thực hiện các chức năng này của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục, qua đó liên hệ thực tiễn việc thực hiện các chức năng này của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục, qua đó liên hệ thực tiễn việc thực hiện các chức năng này của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

giáo dục là một chức năng của xã hội nên giáo dục có khả năng tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khả năng tác động của giáo dục đến các lĩnh vực của đời sống xã hội được gọi là các chức năng xã hội của giáo dục.

Giáo dục chịu sự quy định của xã hội nhưng điều đó không có nghĩa giáo dục thụ động chịu sự tác động của xã hội; mà giáo dục cũng có tác động tích cực trở lại xã hội thông qua thực hiện những chức năng xã hội, đó là:

– Chức năng tái sản xuất nhân cách.

– Chức năng tái sản xuất xã hội.

Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Trong xã hội chúng ta, hai chức năng trên được cụ thể hoá thành ba chức năng sau:

 

Chức năng kinh tế – sản xuất:

Chức năng quan trọng nhất mà xã hội đặt ra cho giáo dục là chức năng kinh tế – sản xuất. Giáo dục không thực hiện trực tiếp chức năng này mà thông qua con người; thông qua hệ thống nguồn nhân lực mà giáo dục đào tạo nên. Do được trang bị hệ thống tri thức, kỹ năng và kỹ xảo thích hợp và hiện đại; nhà trường sẽ cung cấp cho xã hội đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có trình độ cao; thông minh hơn, khéo léo hơn, làm việc có hiệu quả hơn trong lĩnh vực kinh tế – sản xuất khác nhau.

Để thực hiện tốt chức năng kinh tế – sản xuất, giáo dục thỏa mãn một số yêu cầu cơ bản sau đây:

+ Giáo dục phải gắn bó với sự phát triển kinh tế – sản xuất thỏa mãn các yêu cầu phát triển kinh tế – sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể (hiện nay là phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước).

+ Xây dựng một hệ thống ngành nghề cân đối, đa dạng phù hợp với sự phát triển kinh tế – sản xuất của đất nước.

+ Các loại hình cán bộ kỹ thuật và công nhân phải đảm bảo tính cân đối, tránh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ (chiếc nón ngược) như hiện nay.

+ Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất cao, thảo mãn các yêu cầu sản xuất hiện đại.

Chức năng chính trị – xã hội:

Chức năng chính trị – xã hội của giáo dục bao gồm những nội dung cụ thể như sau đây:

+ Trang bị cho thế hệ đang lớn lên cũng như toàn thể xã hội lý tưởng phấn đấu vì một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Do đó giáo dục tạo điều kiện cho thế hệ trẻ và nhân dân nói chung nâng cao dân trí để tham gia quản lý xã hội, đất nước với tư cách là chủ nhân của xã hội, của đất nước, ý thức rõ ràng được quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân.

+ Thông qua việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hóa cho toàn dân, thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực góp phần xóa đói, giảm nghèo, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi cấu trúc lao động xã hội và tạo ra sự bình đẳng trong các tầng lớp dân cư, tạo điều kiện cho các thành viên của xã hội tìm kiếm việc làm, để thay đổi nghề nghiệp cho phù hợp, để dễ dàng thích ứng với môi trường lao động mới mẻ. Nhờ vậy giáo dục đã góp phần giải quyết những vấn đề xã hội.

+ Góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý theo tinh thần “do dân và vì dân” để tạo điều kiện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội nâng cao trình độ học vấn nên dễ dàng gần gũi nhau, thông cảm với nhau để tìm ra được tiếng nói chung.

Chức năng tư tưởng- Văn hoá:

+ Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển ở thế hệ trẻ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc như: Tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết; lòng nhân ái, hiếu học, cần kiệm,… của dân tộc.

+ Góp phần hình thành hệ thống giá trị xã hội, xây dựng lối sống, đạo đức, thế giới quan, chuẩn mực xã hội và lối sống phổ biến có văn hoá cho toàn xã hội thông qua việc phổ cập giáo dục phổ thông ngày càng được nâng cao dần.

Điều đáng chú ý là giáo dục thực hiện các chức năng xã hội của mình không phải bằng con đường trực tiếp, mà chủ yếu là thông qua con người do hệ thống giáo dục đào tạo ra.

Như vậy có nghĩa là, giáo dục vừa có vai trò thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội, vừa chịu sự quy định của trình độ phát triển chung của nền kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ của giáo dục đối với xã hội ta thấy giáo dục có ảnh hưởng rất to lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Ngược lại, sự phát triển xã hội quy định mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp giáo dục.

Xã hội là môi trường rộng lớn trong đó giáo dục được sinh ra, được nuôi dưỡng và phát triển. Vì vậy, xã hội có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển giáo dục thông qua các thành phần đa dạng của nó như: kinh tế, chính trị, văn hóa,…

Cũng chính bởi việc thực hiện những chức năng của giáo dục ngày càng có hiệu quả nên vị trí của giáo dục ngày càng được ý thức sâu sắc hơn, thống nhất hơn. Đó là:

+ Giáo dục trong thời đại ngày nay được coi là chìa khoá vàng để con người bước vào cánh cửa tương lai.

+ Chạy đua phát triển giáo dục với những chuẩn mực quốc tế về chất lượng là tạo cơ sở cho sự tăng tốc trong chạy đua về kinh tế.

+ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu.

+ Những nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng trong sự phát huy và phát triển nguồn lực con người có 5 nguồn phát năng:

Giáo dục; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường; việc làm và tự do chính trị – kinh doanh, trong đó thì giáo dục được coi là nhân tố cơ bản đối với các nhân tố phát năng còn lại. Chính vì vậy, khi thiết kế kế hoạch để tạo gia tốc cho sự phát triển thì hầu như các quốc gia đều nhấn mạnh đến chính sách giáo dục.

Đó là sự thể hiện một cuộc cách mạng về vị trí giáo dục.

 

Hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì giáo dục cũng phải hướng vào lý tưởng đó của dân tộc qua việc thực hiện tốt các nhiệm vụ:

+ Nâng cao dân trí.

+ Đào tạo nguồn nhân lực.

+ Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

  • Đây là bài Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục, liên hệ thực tiễn việc thực hiện các chức năng này của nền giáo dục VN trong giai đoạn hiện nay.