Từ yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hãy xây dựng một chủ đề Hoạt động trải nghiệm

Từ yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hãy xây dựng một chủ đề Hoạt động trải nghiệm

Từ yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hãy xây dựng một chủ đề Hoạt động trải nghiệm

Từ yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hãy xây dựng một chủ đề Hoạt động trải nghiệm gồm:

– Tên chủ đề

– Nội dung của chủ đề

– Mục tiêu của của đề

– Phương tiên và thiết bị dạy học

– Các hoạt động tổ chức cho học sinh để đạt được yêu cầu cần đạt đó

Tên chủ đề: HĐTN VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN

1) Xác định chủ đề: Thiết kế một sản phẩm và truyền thông về chủ đề: “Vì một cuộc sống an toàn”.

2) Xác định mục tiêu HĐTN:

­a. Năng lực:

  • Năng lực chung:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

  • Năng lực đặc thù:

– Kể được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.

– Thực hiện những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.

– Nhận biết những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.

­b. Phẩm chất:

– Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.

3) Phương tiên và thiết bị dạy học:

­a. GV:

– Hình ảnh, máy chiếu.

– Các bức tranh trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 về tình huống và địa điểm bị lạc, bị bắt cóc.

– Các tình huống bị lạc, bị bắt cóc trong thực tế.

­b. HS: SGK, bút chì, bộ thẻ cảm xúc.

4) Các hoạt động tổ chức cho học sinh để đạt được yêu cầu cần đạt:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5 phút)  
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.  
Cách tiến hành:  
– Cho HS hát. – HS hát.

2. Hình thành kiến thức mới: (25 phút)

 
a. Hoạt động 1: Nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc.  
Mục tiêu: HS nhận biết được tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc.  
Cách tiến hành:  
– GV chọn một câu chuyện về tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc để kể cho HS nghe và yêu cầu HS ghi nhớ những chi tiết trong câu chuyện để thảo luận. – HS nghe kể chuyện và yêu cầu HS ghi nhớ những chi tiết trong câu chuyện.

– GV nêu câu hỏi để HS thảo luận chung cả lớp sau khi đã nghe chuyện kể:

Điều gì đã xảy ra với bạn nhỏ trong câu chuyện?

◦ Nguyên nhân nào dẫn tới điều đó?

◦ Bạn nhỏ đã làm gì? Kết quả ra sao?

◦ Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, em sẽ xử lí như thế nào?

– HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
– Cho HS xem clip về một vài tình huống bị lạc, bị bắt cóc khác mà GV đã tìm hiểu qua thực tế, qua các phương tiện truyền thông. – Cả lớp xem video về tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc.
– GV đặt câu hỏi cho HS trả lời để dẫn dắt vào chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”. – HS nghe và trả lời câu hỏi của GV.

b. Hoạt động 2: Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc.

 
Mục tiêu: HS nhận biết được những địa điểm dễ bị lạc.  
Cách tiến hành:  
– Yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 17 và chỉ ra những địa điểm dễ bị lạc trong các tranh.

– HS đọc nhiệm vụ trong SGK và trả lời cầu hỏi.

– HS chỉ ra một số địa điểm dễ bị lạc:

+ Tranh 1: Khu du lịch.

+ Tranh 2: Nơi tổ chức lễ hội.

+ Tranh 3: Khu vui chơi giải trí.

+ Tranh 4: Bến tàu, bến xe.

+ Tranh 5: Chợ.

+ Tranh 6: Trường học.

– GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao những địa điểm đó dễ bị lạc?

– HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

– Gọi đại diện từng nhóm chia sẻ về kết quả thảo luận của nhóm mình và kết luận về những địa điểm dễ bị lạc:

◦ Tranh 1: Khu du lịch.

◦ Tranh 2: Nơi tổ chức lễ hội.

◦ Tranh 3: Khu vui chơi giải trí.

◦ Tranh 4: Bến tàu, bến xe.

◦ Tranh 5: Chợ.

– Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
– Yêu cầu HS kể thêm những địa điểm dễ bị lạc khác và trao đổi với bạn vì sao dễ bị lạc khi ở những địa điểm đó. – HS kể thêm những địa điểm dễ bị lạc khác và trao đổi với bạn vì sao dễ bị lạc khi ở những địa điểm đó.
– GV nhắc nhở HS chú ý khi đến những địa điểm trên để phòng tránh bị lạc. – HS nghe.

c. Hoạt động 3: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

 
Mục tiêu: HS nhận biết được tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.  
Cách tiến hành:  
– Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhiệm vụ trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 18. – Lớp chia thành các nhóm và quan sát tranh để xác định các tình huống dễ bị bắt cóc.

– Yêu cầu các nhóm quan sát kĩ các bức tranh và chọn tranh theo đúng yêu cầu:

+ Xác định những tình huống khiến trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc.

– HS trả lời:

+ Tranh 1: Đi theo người lạ.

+ Tranh 2: Nhận quà của người lạ.

+ Tranh 3: Đi một mình nơi đường vắng.

+ Tranh 4: Luôn đi cùng bố mẹ hoặc người thân.

– Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao có nguy cơ bị bắt cóc?

– HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

– Gọi đại diện từng nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình và kết luận về những tình huống khiến trẻ có nguy cơ bị bắt cóc là:

◦ Tranh 1: Đi theo người lạ.

◦ Tranh 2: Nhận quà của người lạ.

◦ Tranh 3: Đi một mình nơi đường vắng.

– Đại diện các nhóm trả lời.

3. Vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)

 
Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, chia sẻ việc làm của mình trước lớp.  
Cách tiến hành:  
+ Hôm nay các em học bài gì? + Vì một cuộc sống an toàn
– Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, yêu cầu mỗi HS nêu thêm một số tình huống có thể bị bắt cóc và giải thích rõ lí do. – HS làm việc nhóm đôi, mỗi HS nêu thêm một số tình huống có thể bị bắt cóc và giải thích rõ lí do.
– Gọi một số HS chia sẻ trước lớp, các bạn khác nhận xét, bổ sung. – Các nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình trước lớp.
– Nhận xét, tuyên dương. – Lắng nghe GV nhận xét, tổng kết.
– Dặn: Nhắc nhở HS về nhà chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân với người thân trong gia đình. Xem trước: Tuần 6 của chủ đề Vì một cuộc sống an toàn. – HS lắng nghe nhiệm vụ.
– Nhận xét tuyên dương.