Vương Bột học y là một chuyện giáo dục kĩ năng

Vương Bột học y là một chuyện giáo dục kĩ năng. Làm điều mình thích thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy vất vả; ngược lại còn hứng thú với nó nữa. Các bạn nhỏ nếu cảm thấy chán ghét việc học thì hãy xem lại mình đã tìm được hứng thú trong học tập hay chưa nhé!

VƯƠNG BỘT HỌC Y

Năm 13 tuổi, Vương Bột cùng cha đến thành Lạc Dương; nơi đây khiến cậu được mở mang tầm mắt và thấy rất nhiều điều mới lạ; khung cảnh náo nhiệt của thành phố này đã hấp dẫn Vương Bột, thấy điều gì mới lạ cậu cũng hỏi cho kì được.

Một hôm, Vương Bột đang đi trên phố thì thấy một nhóm người đang vây quanh một ông lão. Vương Bột chen vào đám đông thì thấy ông lão râu tóc bạc phơ đang bắt mạch cho người bệnh; hai mắt ông nhắm nghiền, không cần nhìn sắc mặt của người bệnh ông vẫn bắt bệnh rất chuẩn. Sau khi được bắt bệnh xong, mọi người lấy một nắm thuốc lá chỗ ông lão rồi vui vẻ ra về. Vương Bột nghe mọi người nói: “Thầy Tào đúng là Hoa Đà tái thế, khám chữa bệnh rất giỏi!”

       Cả ngày hôm đó, nhà thầy Tào tấp nập người qua lại, ông bận không ngớt tay. Vương Bột mãi xem ông khám bệnh đến nỗi quên cả ăn cơm.

       Trời tối, khi bệnh nhân đã về hết, thầy Tào lúc này mới để ý đến cậu bé đứng bên cạnh. Sau khi nghe được nguyện vọng cậu bé muốn theo ông học cách chữa bệnh, ông xoa nhẹ đầu cậu nói:

        “Cháu về nhà đi, học nghề y vất vả lắm, một đứa trẻ như cháu không thể học được đâu.”

        Thầy Tào không hề để tâm đến những lời nói của Vương Bột; bởi cậu chỉ là một đứa trẻ, chắc cậu chỉ đang nói vui mà thôi.

       Sáng sớm hôm sau, Vương Bột lại đến đúng chỗ hôm qua chờ đợi. Cậu lại tiếp tục chăm chú nhìn thầy Tào chữa bệnh, hỏi này hỏi kia; cậu còn nhanh nhẹn chạy ngược chạy xuôi giúp thầy Tào mấy việc lặt vặt. Suốt nữa tháng trời, ngày nào Vương Bột cũng đợi thầy Tào ở đường bên cành; sau đó giúp ông làm những việc lặt vặt, quyết tâm học nghề y của cậu vẫn không hề dao động.

       Cuối cùng một ngày, thầy thuốc già đã đích thân đến tận nhà Vương Bột; Sau khi được sự đồng ý của bố cậu; ông quyết định nhận Vương Bột làm học trò, sau đó đưa cậu lên núi học nghề y.

       Trên núi, hai thầy trò không quản ngại núi cao rừng sâu, ngày ngày đi hái thuốc. Có những hôm phải đi rất xa, hai thầy trò tìm những thân cây to hoặc hang động làm nơi nghỉ chân; coi rừng sâu là nhà, coi những loài động vật hoang dã là bầu bạn.

       Vậy còn thức ăn thì sao, hai thầy trò về cơ bản không có bữa ăn nào gọi là đàng hoàng cả, đi đến đâu lại hái rau rừng nấu ăn. Sau khi sống trên núi được một tháng, Vương Bột thấy tâm hồn mình như đã hòa quyện vào với thiên nhiên hoang dã.

       Nhà Vương Bột vốn cũng thuộc hàng khá giả, từ nhỏ điều kiện sống của cậu đã rất tốt nhưng cậu không hề sợ hãi hay chùn bước trước cuộc sống vất vả này; Ngược lại, rất thích cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, hàng ngày chăm chỉ học hỏi mọi thứ từ thầy. Buổi tối, Vương Bột tận dụng ánh sáng của đống lửa để đọc sách y đến tận khuya. Cậu không hề cảm thấy mệt, bởi cậu đang được làm điều mà mình thích.

       Sau này, Vương Bột trở thành thầy thuốc nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại.