bài giảng hình thoi lớp 4

bài giảng hình thoi lớp 4

bài giảng hình thoi lớp 4

A. Mục tiêu:

– Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.

B. Phương tiện dạy học:

– Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình như trong bài 1 (SGK)

– Chuẩn bị 4 thanh gỗ mỏng dài khoảng 30cm, ở hai đầu có khoét lỗ, để có thể lắp ráp  được thành hình vuông hoặc hình thoi.

– Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, mỗi ô vuông cạnh 1cm; thước kẻ; ê ke; kéo.

– Mỗi HS chuẩn bị 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình vuông hoặc hình thoi.

C. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài cũ:  
– Yêu cầu HS thực hiện các phép tính sau. – HS làm vào bảng con.
– Nhận xét, tuyên dương.  
2. Bài mới:  
a) Giới thiệu bài:  
+ Hãy kể tên các hình mà em biết? + Một số HS kể trước lớp.
– Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng làm quen với một hình mới, đó là hình thoi. – HS nghe.
b) Giới thiệu hình thoi:  
– Yêu cầu HS lấy hình vuông như mẫu trên bảng mà các em đã chuẩn bị như thầy hướng dẫn hôm qua.
– HS để hình vuông lên bàn.
– Thầy đưa ra hình vuông.
– HS quan sát.
– Thầy xô lệch mô hình của mình để thành hình thoi và yêu cầu HS làm theo. – HS tạo mô hình hình thoi.
– Hình vừa tạo được từ mô hình được gọi là hình thoi. – HS nghe.
– Yêu cầu HS dùng mô hình hình thoi vừa lắp để vẽ hình thoi lên giấy. – HS dùng mô hình hình thoi vừa mới lắp ghép để vẽ hình thoi lên giấy.
– Yêu cầu HS quan sát hình đường viền trong SGK và yêu cầu các em chỉ hình thoi có trong đường diềm. – HS chỉ theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem.
– Thầy đặt tên cho hình thoi trên bảng là ABCD. – HS nhìn bảng.
+ Đây là hình gì? + Là hình thoi ABCD.
c) Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi:
 
– Yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng. – HS nhìn bảng.
+ Nêu các cặp cạnh đối diện song song của hình thoi ABCD?

+ Cạnh AB song song với cạnh CD.

+ Cạnh BC song song với cạnh AD.
– Yêu cầu HS dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi. + HS thực hiện đo độ dài các cạnh của hình thoi.
+ Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau? + Các cạnh hình thoi có độ dài bằng nhau.
_ Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. – HS nghe.
3. Hướng dẫn luyện tập:  
a) Bài 1:
 
– Thầy treo bảng phụ có vẽ các hình như bài tập 1. – HS quan sát hình.
+ Hình nào là hình thoi? + Hình 1, hình 3 là hình thoi.
+ Hình nào là hình chữ nhật? + Hình 2 là hình chữ nhật.
+ Hình nào không phải là hình thoi? + Hình 2, 4, 5 không phải là hình thoi.
b) Bài 2:  
– Thầy vẽ hình thoi ABCD lên bảng và yêu cầu HS quan sát hình. – HS quan sát hình.

_ Thầy nêu:

* Nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD.

* Nối B với D ta được đường chéo BD của hình thoi ABCD.

* Gọi điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là O.

– HS nghe và nêu lại:

+ Hình thoi ABCD có hai đường chéo là AC và BD.

+ Hãy dùng ê ke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không?

+ HS kiểm tra và trả lời: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.

+ Hãy dùng thước có vạch chia mi-li-mét để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không?

+ HS kiểm tra và trả lời: Hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

_ Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường.

– HS nghe.

c) Bài 3: (Khá, giỏi)
 
– Yêu cầu HS đọc đề. – HS đọc.
– Thầy hướng dẫn HS thực hành gấp và cắt hình thoi. – HS nghe và thực hành gấp và cắt hình thoi.
4. Củng cố  – Dặn dò:  

– Dặn dò: HS về nhà làm lại bài tập; Chuẩn bị bài tiếp theo.

– Nhận xét tiết học.