giáo án lớp 2 tuần 34 chân trời sáng tạo nguyên cả tuần

giáo án lớp 2 tuần 34 chân trời sáng tạo nguyên cả tuần của tonghoptieuhoc. Vì bài soạn lớp 2 chương trình mới có gì sơ xuất mong thông cảm.

giáo án lớp 2 tuần 34 chân trời sáng tạo nguyên cả tuần của tonghoptieuhoc. Vì bài soạn lớp 2 chương trình mới có gì sơ xuất mong thông cảm.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

       Hoạt động giáo dục: Sinh hoạt dưới cờ                                 Lớp: 2/…

       Tên bài học: Tham gia kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ                  Số tiết: 1 tiết

       Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 

 1. Yêu cầu cần đạt:

­a. Năng lực:

  • Năng lực chung:

– Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.

  • Năng lực đặc thù:

– Học sinh được tham gia hưởng ứng phong trào “Chăm sóc và phục vụ bản thân”.

b.­ Phẩm chất:

– Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt.

 2. Đồ dùng dạy học:

– Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Chào cờ: (15 phút)

 

– Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

– HS điều khiển lễ chào cờ.
2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới: (7 phút)  
– TPT mời Lớp trực tuần nhận xét thi đua. – Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
– TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. – HS nghe.
3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: (15 phút) Tham gia kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ.  
– Nhắc nhở HS giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ. – Giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ.
Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung mà mình ấn tượng nhất để chia sẻ với bạn và gia đình.  
– GV tổng kết hoạt động.  

4. Điều chỉnh sau bài dạy:………………………………..

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

       Môn học: Phân môn Tập đọc                                             Lớp: 2/…

       Tên bài học: Bạn biết phân loại rác không? (tiết 1)                   Số tiết: 2 tiết

       Thời gian thực hiện: Ngày …… tháng …… năm ……

 

 1. Yêu cầu cần đạt:

­a. Năng lực:

  • Năng lực chung:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

  • Năng lực đặc thù:

– Bày tỏ được ý kiến của em về hành động của các bạn nhỏ trong tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.

– Hiểu được nội dung bài: Hướng dẫn cách phân loại rác; cần giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp.

– Biết liên hệ bản thân: Vận dụng các phân loại rác để giữ gìn môi trường.

­b. Phẩm chất:

– Chăm học, tích cực tham gia hoạt động giáo dục, biết hoà đồng với bạn.

 2. Đồ dùng dạy học:

­a. GV:

– SGV, SGK.

­b. Học sinh: SGK.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động, kết nối: (5 phút)  
Mục tiêu: Bày tỏ được ý kiến của em về hành động của các bạn nhỏ trong tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.  
Cách tiến hành:  

– Tổ chức cho HS hát.

– Cả lớp hát.
– Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh và bày tỏ ý kiến của mình về hành động của hai bạn nhỏ trong tranh; từ đó, HS phỏng đoán về nội dung bài đọc. – Hoạt động nhóm đôi, quan sat tranh và bày tỏ ý kiến của mình về hành động của hai bạn nhỏ trong tranh; từ đó, HS phỏng đoán về nội dung bài đọc.
– Gọi một số HS thử nêu cách phân loại rác mà em biết. – Một số HS thử nêu cách phân loại rác mà em biết.
_ GV giới thiệu bài mới: Để biết các em đã phân loại rác đúng hay chưa, chúng ta cùng đi vào bài đọc Bạn biết phân loại rác không? – HS nghe.
– Ghi tựa bài: Bạn biết phân loại rác không? – HS nhắc lại tựa bài.
2. Hình thành kiến thức mới: