luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật lớp 4

luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật lớp 4

luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật lớp 4

A. Mục tiêu:

– Nhận biết được: đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên

ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn (BT1); bước đầu vận dụng kiến thức đã

học để viết được đoạn văn tả ngoại hình (BT2), tả hoạt động (BT3) của một con vật em yêu thích.

B. Phương tiện dạy học:

– Ảnh con tê tê trong SGK và tranh ảnh một số con vật.

– Ba bốn tờ giấy khổ rộng.

C. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:  

– Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra.

– Nhận xét và tuyên dương.
– 2 HS lần lượt đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống đã làm ở tiết tập làm văn trước.
2. Bài mới:  
a) Giới thiệu bài:  
_ Các em đã được học về cách viết đoạn văn ở các tiết tập làm văn trước. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố lại kiến thức về đoạn văn, các em sẽ thực hành viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật.
– HS nghe.

b) Hướng dẫn luyện tập:

 
* Bài 1:  
– Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. – 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
– Cho HS quan sát ảnh con tê tê đã phóng to (hoặc quan sát trong SGK). – Cả lớp quan sát ảnh.
– Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp. – 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.

a) Phân đoạn bài văn trên và nêu nội dung chính của từng đoạn?

 

 

 

 

 

 

 

– Nhận xét và chốt lại: Bài văn gồm 6 đoạn.

+ Đoạn 1: Con tê tê … thủng núi: Giới thiệu chung về con tê tê.

+ Đoạn 2: Bộ vẩy … chỏm đuôi: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.

+ Đoạn 3: Tê tê săn mồi … mới thôi: Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của con tê tê và cách tê tê săn mồi.

+ Đoạn 4: Đặc biệt nhất … lòng đất: Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách tê tê đào đất.

+ Đoạn 5: Tuy vậy … miệng lỗ: Miêu tả nhược điểm dễ bị bắt của tê tê.

+ Đoạn 6: Tê tê … bảo vệ nó: Kết bài tê tê là con vật có ích nên con người cần bảo vệ nó.
b) Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê? + Các đặc điểm ngoại hình của tê tê được tác giả miêu tả là: bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi và bốn chân. Tác giả chú ý miêu tả bộ vẩy của con tê tê vì đây là nét rất khác biệt của nó so với con vật khác. Tác giả đã so sánh: giống vẩy cá gáy, nhưng cứng và dày hơn nhiều, như một bộ giáp sắt.
c) Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát những hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú.

+ Những chi tiết khi miêu tả:

* Cách tê tê bắt kiến: “Nó thè cái lưỡi dài … xấu số”.

* Cách tê tê đào đất: “Khi đào đất, nó díu đầu xuống … lòng đất”.
_ Để có một bài văn miêu tả con vật sinh động, hấp dẫn người đọc chúng ta cần phải biết cách quan sát. Về nhà các em đã có dịp quan sát con vật mà mình yêu thích. Bây giờ các em cùng thực hành viết đoạn văn miêu tả ngoại hình và hoạt động của con vật đó. – HS nghe.
­ * Bài 2:  
– Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. – HS đọc yêu cầu.
– Yêu cầu HS tự làm bài. – 2 HS viết bài ra giấy, cả lớp làm vào vở.
* Các em không được viết lại đoạn văn miêu tả hình dáng con gà trống. Khi miêu tả ngoại hình miêu tả những đặc điểm bộ phận nổi bật, cần dùng những từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh đặc biệt để con vật mình tả có điểm khác biệt các con vật khác cùng loài. – HS nghe.
Gọi HS dán bài lên bảng. Đọc đoạn văn.
– 2 HS dán bài lên bảng, đọc đoạn văn.
– Thầy nhận xét, sửa chữa các lỗi ngữ pháp, dùng từ, cách diễn đạt cho từng HS.  
– Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. – 3, 5 HS đọc đoạn văn của mình.
– Nhận xét, tuyên dương.  
­
* Bài 3:
 
– Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. – HS đọc yêu cầu của bài tập.
– Cách làm tương tự bài 2. – HS làm bài, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:  

– Dặn dò: Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở và chuẩn bị bài sau.

– Nhận xét tiết học.