Trình bày khái niệm phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Anh/chị thường rèn học sinh hình thành những thói quen gì để nâng cao hiệu quả học tập môn ngoại ngữ; tóm tắt các bước anh/chị thường tiến hành để rèn một thói quen cụ thể cho học sinh

Trình bày khái niệm phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Anh/chị thường rèn học sinh hình thành những thói quen gì để nâng cao hiệu quả học tập môn ngoại ngữ; tóm tắt các bước anh/chị thường tiến hành để rèn một thói quen cụ thể cho học sinh

Trình bày khái niệm phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Anh/chị thường rèn học sinh hình thành những thói quen gì để nâng cao hiệu quả học tập môn ngoại ngữ; tóm tắt các bước anh/chị thường tiến hành để rèn một thói quen cụ thể cho học sinh

1. Trình bày khái niệm phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ:

       + Phản xạ:

       Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại, đèn sáng chiếu vào mắt thì đồng tử (con ngươi) co lại, thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt,… Các phản ứng đó gọi là phản xạ. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ.

       + Cung phản xạ:

       Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da,…) trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến,…)

       + Vòng phản xạ:

       Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.

2. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:

       Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

       Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

       + Giống nhau:

       – PXCĐK và PXKĐK đều là phản ứng của cơ thể đối với kích thích từ môi trường.

       – Đều là những phản xạ giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường.

       – PXCĐK và PXKĐK đều có sự tham gia của cung phản xạ (các cung phản xạ gồm cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron li tâm và trung ương thần kinh.

       + Khác nhau:

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
– Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện. – Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)
– Bẩm sinh. – Được thành lập ngay trong cuộc sống.
– Bền vững. – Dễ mất đi khi không củng cố.
– Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại. – Không di truyền, có tính cá thể.
– Số lượng hạn chế. – Số lượng không hạn định.
– Cung phản xạ đơn giản. – Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ.
– Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống. – Trung ương nằm ở vỏ nảo.

3. Anh/chị thường rèn học sinh hình thành những thói quen gì để nâng cao hiệu quả học tập môn ngoại ngữ; tóm tắt các bước anh/chị thường tiến hành để rèn một thói quen cụ thể cho học sinh.

       Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu của thời đại. Trong các môn học của chương trình tiểu học nó mang một nội dung cụ thể nhằm hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh một cách toàn diện. Đối với bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Bởi vậy việc đưa chương trình Tiếng Anh vào dạy trong chương trình tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm qua để tạo nền tảng cho học sinh nắm bắt với xu thế của thời đại trong thời gian đến và tạo đà phát triển cho các em sau này.

       Hầu hết trẻ em trên cả nước từ thành thị đến nông thôn, phần lớn đều được làm quen với bộ môn Tiếng Anh từ rất sớm thông qua việc giảng dạy trong các trường phổ thông. Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được diễn ra một cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đối với học sinh tiểu học các em mới bước đầu làm quen với chương trình tiếng Anh nên các em còn hạn chế trong cách giao tiếp dù các em vẫn hiểu bài nắm được cấu trúc câu nhưng muốn diễn đạt ý còn ngại ngùng, lúng túng khi nói.

       Ngày nay việc học ngoại ngữ rất phong phú và đang dạng song bất kỳ đối tượng và hình thức nào thì việc học tiếng Anh theo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong mỗi đơn vị bài học cụ thể thì 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được rèn luyện phát triển nhằm mục đích giúp học sinh nói tiếng Anh tốt.

       Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài. Trong các giờ học, đa số  các em  thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc – nói tiếng anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.

       Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp  học dễ ồn ào mất trật tự. Giáo viên không bao quát hết được tất cả học sinh nên một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng Tiếng Việt hay làm việc riêng. Giáo viên không thể phát hiện và sửa hết lỗi của các em học sinh.

       Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập.

       Trong quá trình hướng dẫn học sinh học, giáo viên quan sát chú ý xem các em nói như thế nào, cái gì được và cái gì chưa được để tìm ra biện pháp và phương pháp giảng dạy thích hợp cho từng bài học.

Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh:

       Theo GDPT 2018 thì học sinh được bắt đầu làm quen và học tiếng Anh bắt đầu từ năm lớp 1, đối với học sinh ở vùng nông thôn như chúng ta các em chưa có vốn từ vựng nếu có thì rất hạn chế dù vậy nhưng giáo viên vẫn tăng cường nói Tiếng Anh trên lớp, thường thường là các câu mệnh lệnh đơn giản, áp dụng các câu mệnh lệnh trong bài học hoặc những câu hỏi theo bài học kết hợp với động tác, điệu bộ.

      Nhìn chung, lúc đầu học sinh còn ngơ ngác nhưng dần dần qua các tiết các em cũng đều hiểu và làm theo đúng mệnh lệnh của giáo viên. Sau khi các em đã học được mẫu câu mới thì chúng ta nên sử dụng thường xuyên trong lớp học để các em có điều kiện phản xạ tốt.

     Tập cho học sinh không nên hiểu ngầm Tiếng Việt rồi mới dịch sang Tiếng Anh.

Rèn luyện cách phát âm cho học sinh

       Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi giới thiệu ngữ liệu, mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ điệu có trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe – nói. Tất nhiên không thể chuẩn như người bản xứ nói Tiếng Anh nhưng để có một kết quả phát âm chuẩn xác nhất thi chúng ta nên chịu khó nghe băng đĩa của người bản địa.

      Giáo viên nên kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, các em mới bước đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm không đúng sẽ thành thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này.

       + Cần chú ý luyện tập cho học sinh phát âm có các âm cuối như : bag /bæg/, book /buk/ ….

       + Tập cho học sinh có thói quen đọc nối.

       Ví dụ : stand-up /’stænd^p/ , look-at /lukæt/

       It’s a pencil. /itsəpensl/

       It is a desk. /itizədesk/

       + Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm trong việc nhấn mạnh đuôi số nhiều:

       * Phát âm /s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /θ/

       Ví dụ : cassettes, books,  ….

       * Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh  /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/.

       Ví dụ : crayons, tables, markers …

       * Phát âm là /iz/ khi đứng sau những phụ âm rít cụ thể các phụ âm như  : /z/, /s/, /ʤ/, / tʃ /, / ʃ /, /ʓ/

       Ví dụ : pencil cases, oranges, nurses…

       Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu:

       Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu.

       + Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp ở trong các trường hợp sau:

       * Dùng trong câu chào hỏi: Good morning! ↓

       * Dùng trong câu đề nghị: Come here! ↓

       * Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whose, whom, which, what, when, where, why, và how): What  are these? ↓

       * Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh: Open your book ↓

       + Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở trong các trường hợp sau:

      * Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “có… không”: Is this a book ?↑

      * Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi: You are Mai? ↑

      Các loại hình thức luyện tập được sử dụng cho việc phát triển kỹ năng nói:

      + Giáo viên đưa ra tiêu đề để học sinh luyện tập.

      + Giáo viên cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, giáo viên làm mẫu rồi cho học sinh nói tự do.

      + Học sinh có thể tự thực hành theo cặp.

      + Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời.

      + Giáo  viên có thể tổ chức như một cuộc thi: Các câu trả lời được tính điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như các thông tin.

       Ghi chép lại từ vựng mới theo cách riêng của học sinh:

       Khi học một ngôn ngữ mới thì việc cần làm là ghi lại những từ vựng cần chú ý trong bài. Những bài học thường dựa trên những chủ đề xác định (mua sắm, âm nhạc, gia đình,…) sẽ giúp học sinh dễ dàng tạo ra một bộ từ vựng được sắp xếp theo chủ đề.

       Cứ việc thử nghiệm nhiều kiểu ghi chép khác nhau, kể cả thẻ từ vựng (flashcard), sơ đồ tư duy (mindmap) hay bảng từ vựng (vocabulary table), giáo viên hướng dẫn cho học sinh để học sinh tìm thấy cách học phù hợp nhất. Giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh ghi chú lại nhiều dạng, cách dùng và cách đọc khác nhau của cùng một từ vựng có ở một số từ nhất định.

       Ôn lại bài học trên lớp và bài tự học của học sinh

       Để việc học từ và ngữ pháp có kết quả tốt, giáo viên cần phải cho học sinh ôn lại cả bài học ở lớp và bài tự học thường xuyên. Lướt qua những ghi chép trong một buổi học của học sinh và cố ghi nhớ một vài hoặc tốt hơn là tất cả từ vựng và điểm ngữ pháp quan trọng. Sau đó hãy viết tất cả những gì nhớ được lên một tờ giấy khác, xem có thể nhớ và viết được bao nhiêu từ. Cứ lặp lại quá trình này đến khi học sinh đã nhớ hết được những gì đã học.

       Trở nên tích cực và làm chủ việc học của học sinh

       Khi ở lớp, hãy cố tham gia nhiều nhất vào các hoạt động học tập. Cố gắng sử dụng những từ vựng và ngữ pháp mà giáo viên đã hướng dẫn trong buổi học. Phạm lỗi là điều đương nhiên trong quá trình học tập, nên đừng để nó cản trở mình tiến bộ. Giáo viên tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh cùng những học sinh khác, như vậy thì học sinh có thể luyện kỹ năng nói ngoài giờ học.

       Để thành công trong việc học tiếng Anh, học sinh cần phải tập thói quen đọc và nghe tiếng Anh nhiều nhất có thể. Dù vậy, hãy đảm bảo những chủ đề mà học sinh đọc và nghe là thứ mà học sinh cảm thấy thích thú. Hãy tập làm quen với việc xem chương trình TV và phim ảnh, nghe nhạc và radio, đọc sách và tạp chí, tất cả đều bằng tiếng Anh.