ứng dụng của tỉ lệ bản đồ lớp 4 bài giảng

ứng dụng của tỉ lệ bản đồ lớp 4 bài giảng

ứng dụng của tỉ lệ bản đồ lớp 4 bài giảng

A. Mục tiêu:

– Bước đầu biết được một số ứng dụng tỉ lệ bản đồ.

B. Phương tiện dạy học:

– Vẽ lại sơ đồ trong SGK vào tờ giấy to.

– SGK

C. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:  
– Yêu cầu HS lên bảng làm bài. – HS lên bảng làm bài.
– Nhận xét, tuyên dương.  
2. Bài mới:  
a) Giới thiệu bài:  
_ Các em đã biết thế nào là tỉ lệ bản đồ, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. – HS nghe.
b) Giới thiệu bài toán 1:  
– Thầy treo bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi và nêu bài toán: Bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ 1:300. Trên bản đồ, cổng trường rộng 2cm (khoảng cách từ A đến B). Hỏi chiều rộng thật của cổng trường là mấy mét? – Nghe thầy nêu bài toán và tự nêu lại bài toán.
+ Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là mấy xăng-ti-mét? + Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là 2cm.
+ Bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào?
+ Tỉ lệ 1:300.
+ 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng-ti-mét? + 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật trên bản đồ là 300cm.
+ 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng-ti-mét? + 2cm trên bản đồ ứng với 2 x 300 = 600 (cm).
– Yêu cầu HS trình bày lời giải của bài toán.

– HS trình bày như SGK.

Bài giải

Chiều rộng thật của cổng trường là:

2 x 300 = 600 (cm)

600 cm = 6 m

Đáp số: 6 m
c) Giới thiệu bài toán 2:  
– Gọi HS đọc đề toán 2. – HS đọc bài toán 2.
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ của quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài bao nhiêu mi-li-mét? + Độ dài thu nhỏ trên bản đồ của quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài 102 mm.
+ Bản đồ được vẽ với tỉ lệ nào? + Tỉ lệ 1:1 000 000.
+ 1mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mi-li-mét? + 1mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 1000000 mm.
+ 102mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mi-li-mét?
+ 102mm trên bản đồ ứng với độ dài thật

là:

102 x 1 000 000 = 102 000 000 mm.
– Yêu cầu HS trình bày lời giải của bài toán.

– HS trình bày như SGK.

Bài giải

Quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài là:

102 x 1 000 000 = 102 000 000 (mm)

102 000 000 mm = 102 km

Đáp số: 102 km
3. Luyện tập – thực hành:  
a) Bài tập 1: (Chỉ cần làm ra kết quả, không cần trình bày bài giải).  
– Gọi HS đọc yêu cầu bài. – HS đọc đề.
– Yêu cầu HS đọc cột thứ nhất và hỏi. – HS đọc cột thứ nhất.
+ Hãy đọc tỉ lệ bản đồ? + Tỉ lệ 1:500 000.
+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ đó là bao nhiêu? + Độ dài thu nhỏ 2cm.
+ Vậy độ dài thật là bao nhiêu? + Độ dài thật là: 1 000 000cm
+ Vậy điền mấy vào ô trống thứ nhất? + Điền 1000 000cm vào ô trống thứ nhất

– Yêu cầu HS làm tương tự với các trường hợp còn lại, gọi 1HS lên chữa bài.

 

 

 

 

– Thầy nhận xét, chữa bài.

– HS cả lớp làm bài, sau đó theo dõi bài chữa của bạn.

Tỉ lệ bản đồ

1:500000

1:15000

1:2000

Độ dài thu nhỏ

2cm

3dm

50mm

Độ dài thật

1000000

cm

45000

dm

100000

mm

b) Bài tập 2: (Chỉ cần làm ra kết quả, không cần trình bày bài giải).
 
– Gọi HS đọc yêu cầu bài. – HS đọc đề.
– Yêu cầu HS tự làm bài.

– HS làm bài, chữa bài.

* Chiều dài thật của phòng học đó là: 8m.
c) Bài tập 3: (Khá, giỏi).  
– Gọi HS đọc yêu cầu bài. – HS đọc đề.
– Yêu cầu HS tự làm bài.

– HS làm bài, chữa bài.

* Độ dài thật của quãng đường TP Hồ Chí Minh – Quy Nhơn là: 675km.
4.  Củng cố, dặn dò:

 

– Dặn dò: HS về nhà làm lại bài tập; Chuẩn bị bài tiếp theo.

 

– Nhận xét tiết học